SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
Download to read offline
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền lương được coi là một trong những chính sách hàng đầu của kinh tế xã
hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Nó liên quan trực tiếp đến chi phí sản
xuất, giá thành sản phẩm, cuộc sống của người lao động và là một thước đo của một
quốc gia. Đặc biệt với tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển đầy tiềm ẩn,
vật giá leo thang không ngừng, chỉ có tiền lương dường như vẫn đang chuyển động
tại chỗ và ngày càng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, thì
vấn đề tiền lương ngày càng được quan tâm.
Đứng ở góc độ kế toán doanh nghiệp, tiền lương là khoản chi phí khá lớn,
cấu thành nên giá thành sản phẩm, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động
tích cực cống hiến. Việc chi trả lương hợp lý cho người lao động sẽ tiết kiệm được
chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho
doanh nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, củng cố tinh thần cho người lao
động, kích thích người lao động quan tâm đến sản xuất, tạo điều kiện phát triển sản
xuất của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế quản lý
kinh tế, tiền lương là một vấn đề cấp hiết, vì vậy cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế
hiện nay đòi hỏi tiền lương cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện sao cho phù hợp
để thực sự là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ trong các doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề trên, đứng ở góc độ kế toán trong doanh nghiệp là phải
tổ chức tốt việc tính và hạch toán tiền lương hợp lý, chính xác giúp cho doanh
nghiệp quản lý tốt quỹ lương, bảo đảm việc chi trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội
đúng nguyên tắc, đúng chế độ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước. Chính vì vậy mà việc
tính và hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan
trọng.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác kế toán lương và các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bải hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) tại
Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán lương và các khoản trích theo
lương nói riêng, góp phần cho công ty phát triển ổn định bền vững.
2
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài của mình, bằng các kiến thức đã học, em sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích, thống kê
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
4. Đóng góp của đề tài
Sau thời gian thực tập tại công ty, với mong muốn đóng góp một phần công
sức của mình vào công cuộc hoàn thiện hệ thống kế toán, em hy vọng những ý kiến
đóng góp của mình có thể giúp công tác kế toán tại công ty nói chung, đặc biệt là kế
toán lương và các khoản trích theo lương nói riêng ngày càng hoàn thiện và hoạt
động có hiệu quả. Từ đó, mang lại những thông tin chính xác, kịp thời, đáng tin cậy
giúp ban giám đốc có những quyết định sáng suốt, đúng đắn trong hoạt động chỉ
đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày với kết cấu gồm 3
phần như sau:
Chương I: Đặc điểm về tổ chức và quản lý kinh doanh ở Công ty in báo
Nhân Dân Hà Nội
Chương II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
Chương III. Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
3
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KINH
DOANH Ở CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở
Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty in báo Nhân Dân
Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên in báo Nhân Dân Hà Nội.
- Tên gọi tắt: Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội.
- Tên tiếng anh: Nhan Dan Ha Noi Printing company limited.
- Tên viết tắt: Nhan Dan Ha Noi printing co.,ltd.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 15 phố Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 84-4-38269094
- Fax: 84-4-38256124
- Email: giaodich@in-nhandan.vn
- Website: www.in-nhandan.vn
Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội thành lập theo quyết định số 1441/QĐ-UB
ngày 07/04/1996 của Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp và giấy phép đăng
ký kinh doanh số 0104009336 ngày 01/02/2010 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành
Phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ của đơn vị theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
là 51.088.974.175 đồng.
- Ngày 30/4/1955, Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội thành lập với tên gọi
Nhà in báo Nhân Dân có trụ sở chính tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội và Bộ chủ quản là
Bộ Biên tập báo Nhân Dân, với mục đích là trực tiếp sản xuất, phát hành báo Đảng,
đưa tiếng nói của Báo chí nói chung và tiếng nói của Đảng nói riêng đến đông đảo
quần chúng nhân dân.
- Tháng 4/1990, nhằm tập trung hóa các cơ sở in của Đảng, công ty được
đặt dưới sự quản lý của Ban Tài Chính - Quản trị Trung ương và mang tên mới là
Nhà in Nhân Dân Hà Nội 1.
- Năm 1992, công ty chuyển toàn bộ từ 24 Tràng Tiền sang 15 Hàng Tre
và bàn giao cơ sở 24 Tràng Tiền để Ban Tài chính-Quản trị Trung ương quản lý.
- Năm 1995, theo quyết định của Bộ Chính trị, công ty được giao lại cho
Bộ Biên tập báo Nhân Dân và mang lại tên trước đây là Nhà in báo Nhân Dân Hà
Nội.
4
- Năm 2010, thực hiện Luật Doanh Nghiệp, công ty đã chuyển đổi sang
loại hình công ty TNHH một thành viên (Báo Nhân Dân được ủy quyền sở hữu) và
từ tháng 2/2010 mang tên mới là Công ty TNHH Một thành viên in báo Nhân Dân
Hà Nội (tên giao dịch tiếng việt là Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội).
Trong suốt 55 năm hoạt động cống hiến của công ty, Nhà nước đã khen tặng
Tập thể CBCNV Công ty Huân chương Lao động hạng Ba (1960); Huân chương
Lao động hạng Nhì (1980), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1985), Huân
chương Độc lập hạng Nhì (2000), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2005). Từ
nhiều năm nay, Đảng bộ Công ty liên tục được công nhận là Đảng bộ TSVM; hai
năm gần đây, Công đoàn Công ty được công nhận là đơn vị có hoạt động Công
đoàn xuất sắc của Thành phố Hà Nội. Đối với cá nhân CBCNV các thế hệ, Nhà
nước đã trao tặng (hoặc truy tặng) 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 01 Huân
chương Lao động hạng Nhất, 04 Huân chương Lao động hạng Nhì, 04 Huân
chương Lao động hạng Ba; 98 Huân, Huy chương Chống Mỹ. Báo Nhân Dân đã
tặng 225 Huy chương/Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Báo Nhân Dân; một số Bộ,
Ngành và tổ chức chính trị xã hội đã tặng Kỷ niệm chương cho 237 CBCNV các thế
hệ.
2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ in của Công ty in
báo Nhân Dân Hà Nội
2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
- In báo Nhân Dân hàng ngày và các ấn phẩm khác của báo Nhân Dân;
các văn kiện chính trị của Đảng, Nhà nước;
- In ấn và kinh doanh liên quan đến ngành in:
+ In sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch, ấn phẩm quảng cáo, tài liệu hội thảo,
hội nghị, giấy tờ quản lý, các loại bao bì, nhãn hàng và các ấn phẩm khác;
+ Chế bản, gia công các sản phẩm sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch, ấn phẩm
quảng cáo, tài liệu hội thảo, hội nghị, giấy tờ quản lý, các lại bao bì, nhãn hàng và
các ẩn phẩm khác.
+ Kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thay thế và các thiết bị ngành in;
+ Sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm các loại;
- Dịch vụ liên quan đến ngành in:
+ Dịch vụ tư vấn lập dự án kinh tế, kỹ thuật về ngành in;
+ Dịch vụ tư vấn lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị ngành in;
+ Dịch vụ đào tạo chuyên viên kỹ thuật và quản trị viên ngành in;
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh.
5
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê.
2.2 Quy trình công nghệ in
Quy trình in báo tại Công ty in báo Nhân Dân là một quy trình khép kín, liên
tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất theo khối lượng lớn và sản xuất hàng loạt,
nguyên vật liệu chính để sản xuất là giấy, mực in đen và mực in màu, sản phẩm chủ
yếu là các loại báo, tạp chí đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm hoàn thành đa phần không
nhập kho mà kết hợp với Phòng Điều độ SX và Marketing xuất thẳng giao trả ngay
cho khách hàng. Chỉ có những sản phẩm là sách in phải gia công đóng, xếp tại các
gia đình phải nhập kho khi đã là thành phẩm.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ in sản phẩm
Sau khi nhận bài và ảnh từ tòa soạn báo chuyển đến thì công nghệ in được
tiến hành theo sơ đồ khép kín, trong đó:
Tổ Chữ ảnh – Vi tính: nhận bài do Phòng Điều độ SX và Marketing chuyển
tới, nạp bài vào máy tính, in laser các bài thành các cột và các típ bài theo yêu cầu.
Tổ sách gia công SP
Tổ máy đóng xén liên hoànTổ gấp thủ
công
PX Máy in
PX Chế bản
Tổ máy in OPSET tờ rờiTổ máy in OPSET cuốn
Tổ giao nhận sản phẩm để phát hành
Tổ máy
cắt xén
P. Điều độ sx-Marketing
6
Làm ảnh đen trắng và phân màu điện tử cho ảnh màu. Phơi bản CTP đã được định
dạng các trang báo, tạp chí ... làm lên bản nhôm đã có phủ hóa chất để tạo khuôn in.
Khi đã có khuôn in, các tổ in nhận khuôn in và tiến hành in. Các tổ in lập
khuôn in lên máy in, điều chỉnh mực... để in ra sản phẩm.
Ở phân xưởng máy in gồm 4 tổ sản xuất vận hành máy in MERCURY I, II,
III, IV: chuyên in báo nhân dân chủ nhật và các tạp chí, sách báo khác. Mỗi ngày
các tổ sẽ in từ 40.000 đến 45.000 tờ/ giờ.
Phân xưởng sách gồm Tổ Đóng xén liên hoàn, Tổ Máy dao hoạt động như
sau: các sản phẩm in hoàn thành đa phần không nhập kho mà giao thẳng cho khách
hàng. Riêng một số sản phẩm sau khi in xong được đưa sang Phân xưởng Sách để
thực hiện công việc cuối cùng như gấp, đóng, xén. Sau đó giao sản phẩm đã hoàn
chỉnh là các cuốn tạp chí, sách ... được chuyển cho bộ phận giao nhận sản phẩm để
phát hành.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý sản xuất của công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng (Giám
đốc) – người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc phụ trách về mặt kỹ
thuật sản xuất.
Các phòng ban gồm có: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Tài chính – Kế
toán, Phòng Điều độ sản xuất và Marketing, Phòng Kỹ thuật, Phòng Vật tư.
Bộ phận sản xuất gồm có: Phân xưởng Máy in, Phân xưởng Chế bản, Phân
xưởng Sách.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ như sau:
7
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
Ban
Giám
Đốc
P. Tài chính Kế toán
P. Kỹ thuật Tổ cơ điện
P. Điều độ SX và Marketing Tổ Giao báo
PX Máy cuốn
Tổ máy in số 1
Tổ máy in số 2
Tổ máy in số 3
Tổ máy in số 4
Tổ bốc vácP. Vật tư
PX Chế bản
Tổ in POD
Tổ in tờ rời
ờ
Tổ Chữ ảnh – Vi tính
Tổ sửa bài Nhân Dân
PX Sách
Tổ Máy đóng xén liên hoàn
Tổ Máy dao
P. Tổ chức hành chính Tổ bảo vệ
8
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận được phân công một cách rõ ràng,
và được thể hiện cụ thể như sau:
Ban Lãnh đạo gồm Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán
trưởng.
- Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của
công ty. Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên
chủ quản về mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho Chủ tịch kiêm Giám đốc, được Chủ
tịch kiêm Giám đốc ủy quyền giải quyết việc thay khi Chủ tịch kiêm Giám đốc vắng
mặt.
- Kế toán trưởng phụ trách phòng Tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước
Ban lãnh đạo về công tác tài chính kế toán của công ty.
Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý, sản
xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc
cho Ban Lãnh đạo, đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất.
Bao gồm:
- Phòng Tổ chức hành chính: triển khai thực hiện các chế độ chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp và CBCNV. Thực hiện công tác tôt chức
cán bộ nhân sự, các công việc về chính sách quản trị cũng như các hoạt động đối
nội, đối ngoại của công ty. Tổ bảo vệ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho
công ty 24/24h, bảo vệ tài sản vật tư thiết bị chống thất thoát. Về mặt chính trị nâng
cao ý thức cảnh giác, chống âm mưu phá hoại của kẻ thù.
- Phòng Tài chính Kế toán: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán kế
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
- Phòng Điều độ SX và Marketing : nhận bài và ảnh từ tòa soạn báo chuyển
tới, lập kế hoạch sản xuất và giao thời gian sản xuất, tiến hành giao nhận sản phẩm
với khách hàng, khai thác ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Phòng Vật tư: hoàn thành công việc cũng như cấp phát vật tư để tiến hành
sản xuất cho các phân xưởng bộ phận, thực hiện điều hành quá trình sản xuất cho
đến khi hoàn thành công việc. Bảo quản hàng hóa, cung cấp vật tư cho sản xuất.
Lập kế hoạch dữ trữ, cung cấp vật tư chính xác, hợp lý.
- Phòng Kỹ thuật: quản lý sửa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo quá trình sản
xuất, chất lượng sản phẩm hoàn thành .
- Các phân xưởng sản xuất: thực hiện quá trình sản xuất, in báo, in tài liệu.
Điều hành sản xuất tập trung chủ yếu từ Phòng Điều độ SX và Marketing, Phòng
9
Kỹ thuật và các phân xưởng thừa hành. Có 3 phân xưởng sản xuất, bao gồm: phân
xưởng Máy cuốn, phân xưởng Chế bản và phân xưởng Sách:
Phân xưởng Chế bản gồm 4 tổ, thực hiện các công việc thuộc khâu trước in:
chỉnh sửa, lên khuôn, kỹ thuật số...
Phân xưởng Máy cuốn gồm 4 tổ máy, thực hiện công việc in báo.
Phân xưởng Sách gồm 2 tổ, thực hiện các công việc thuộc khâu sau in: cắt
báo, lồng báo thành báo thành phẩm.
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc
thực hiện toàn bộ công tác kế toán, quản lý tài chính trong phạm vi Công ty, giúp
giám đốc tổ chức công tác thống kê kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, hướng
dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép
ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Để thực hiện dầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất,
trực tiếp của Kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hóa của các cán bộ kế toán,
đồng thời căn cứ vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, quản lý nên bộ máy kế toán
của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: tổ chức và phân công công việc chuyên môn từng người với
công việc cụ thể theo khả năng và tình hình thực tế cho từng người; Lập dự kiến kế
hoạch sản xuất tài chính năm, thanh toán thu - chi các khoản thanh toán đã được
Ban Giám Đốc phê duyệt; Quản lý và giúp Ban Giám đốc điều hành chung tất cả
các công việc kế toán tài chính, thống kê và sử dụng tài sản tiền vốn trong phòng
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
Kế toán
kho nguyên
vật liệu
Kế toán tổng hợp
Kế toán
thanh toán
công nợ
Kế toán
lương,
BHXH
10
Tài chính - Kế toán cũng như tài sản ở các phòng ban, đơn vị sản xuất trong công
ty.
Kế toán tổng hợp: kiểm tra đối chiếu các công việc chuyên môn giữa kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết; Theo dõi tăng giảm tài sản cố định; Lập các khoản chi
phí dự phòng; Lập kế hoạch các quỹ công ty; Kế toán Ngân hàng và các khoản vay,
Kế toán thuế và các khoản nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Hàng quý lên các báo
cáo kế toán tài chính, báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ
theo chế độ; Kiểm toán nội bộ: các báo cáo quyết toán tài chính quý, năm, giúp lãnh
đạo công ty quản lý sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính ban hành. Ngoài ra
kế toán này còn đảm nhiệm phần vật tư nhập khẩu.
Kế toán kho nguyên vật liệu: theo dõi, phản ánh, kiểm tra tình hình biến động
của vật tư, nguyên vật liệu trong kho.
Kế toán thanh toán công nợ: kiểm tra đối chiếu giấy giao hàng, phân loại sản
phẩm in lập hóa đơn bán hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng, lập báo cáo tình
hình sử dụng hóa đơn.
Kế toán tiền lương và các khoản BHXH: hàng tháng tính lương sản phẩm và
tính trừ các khoản bảo hiểm theo chế độ cho cán bộ công nhân viên công ty.
Thủ quỹ: thu chi tiền mặt hàng ngày, kiểm kê và đối chiều lượng tiền tồn quỹ
thực tế so với sổ sách, viết và nộp các ủy nhiệm chi, thanh toán séc qua ngân hàng,
lập và nộp các khoản nhờ thu, có trách nhiệm lưu giữ chứng từ tiền mặt trong năm
tài chính.
2. Hình thức kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Công ty in báo Nhân Dân
Hà Nội áp dụng hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện và trình độ
của cán bộ kế toán và quản lý. Theo hình thức kế toán này, toàn bộ công tác kế toán
tài chính cũng như các nghiệp vụ theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn
vốn, tình hình kinh phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện trọn
vẹn tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối như: tổ
chức ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán... Để phục
vụ kịp thời cho việc điều hành và quản lý công ty của Giám đốc.
Để thực hiện việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty
áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và in sổ theo hình thức Nhật ký chung.
11
: nhập số liệu hàng ngày
: in sổ sách, báo cáo vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm
: đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán
Trình tự và phương pháp ghi sổ như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh, kế toán nhập số liệu
vào hệ thống phần mềm máy vi tính. Từ đó, hệ thống tự động cập nhật số liệu kế
toán lên sổ nhật ký chung và các sổ, thẻ kế toán chi tiết tương ứng.
Cuối tháng, quý, năm, kế toán chạy tổng hợp trên máy vi tính để lên số liệu
trên các sổ tổng hợp và lập ra các báo cáo tài chính.
Cuối tháng, quý năm, kế toán in ra các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi
tiết theo yêu cầu thực tế.
Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội sử dụng phần mềm máy tính ACCPRO
version 2001A được viết riêng cho công ty thiết kế theo hình thức kế toán ghi sổ
Nhật ký chung để phù hợp với đặc tính và tình hình sản xuất kinh doanh trong đơn
vị.
Phần mềm ACCPRO version 2001A được thiết kế gồm 3 phần hành kế toán
chính bao gồm:
Kế toán chung (gồm kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán
công nợ, phần hành kế toán khác)
Kế toán vật tư hàng hóa
Kế toán tài sản cố định
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Báo cáo tài chính
Báo cáo thuế
Sổ kế toán tổng hợp (sổ
nhật ký chung, sổ cái
tổng hợp,..)
Sổ kế toán chi tiết (sổ
cái chi tiết,...)
Máy vi tính
12
Hình 1: Giao diện phần mềm kế toán ACCPRO version 2001A
Ngoài phần mềm nói trên, công ty còn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ khác
như Word, Excel, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế...để phục vụ cho công tác kế toán.
3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 dương lịch hàng năm
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (đ)
- Hình thức kế toán áp dụng: kế toán trên máy vi tính
Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền: các khoản tương
đương tiền là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng
có khả năng chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm lập
Báo cáo tài chính.
13
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được đánh giá theo nguyên
tắc giá gốc, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân
gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số
chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được ghi nhận và
xác định nguyên giá phù hợp với chuẩn mực số 03. TSCĐ vô hình được ghi nhận và
xác định nguyên giá phù hợp với chuẩn mực 04. Khấu hao TSCĐ được tính theo
phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: chi phí đi vay ghi
nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí tài chính) trong kỳ khi phát sinh. Chi
phí đi vay liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng được vốn hóa vào giá trị tài sản
đầu tư đó.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các chi phí khác: đối với chi phí trả trước:
phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động
SXKD của nhiều kỳ hạch toán thuộc một hay nhiều chu kỳ SXKD nên chưa được
tính vào chi phí SXKD của kỳ phát sinh. Phương pháp phân bổ chi phí trả trước:
việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí kinh doanh vào từng kỳ hạch toán
căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí. Các khoản chi phí trả trước được
theo dõi chi tiết phát sinh tăng, giảm chi phí chưa phân bổ của từng khoản mục.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: phản ánh các khoản được ghi nhận vào
chi phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa cho trả trong kỳ này. Việc hạch toán các
khoản chi trả vào chi phí SXKD kỳ được thức hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa
doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh
của công ty được góp từ khi thành lập và được góp bổ sung trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Quỹ được hình thành từ phân phối lợi nhuận của hoạt động kinh
doanh sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phân phối quỹ được thực
hiện theo quy định tại quy chế tạm thời số 1175 - QĐ/BTCQTTW ngày 06/10/2005.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận
trên cơ sở phát hành hóa đơn bán hàng của khối lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu hoạt động tài chính của
công ty chủ yếu là doanh thu lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá được coi
là thực hiện trong kỳ, không phân biệt là các khoản doanh thu đó đã thu được tiền
hay sẽ thu được tiền.
14
III. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty trong những năm gần
đây
Trong 3 năm trờ lại đây (từ 2008 đến 2010), tình hình kinh doanh của công
ty biến động như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm 2008 giảm
gần 20 tỷ đồng, tương ứng giảm 18%, do nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ hậu
khủng hoảng, nhu cầu đọc báo của người dân có xu hướng giảm sút, làm cho số
lượng đơn đặt hàng đặt in báo với công ty cũng giảm đi, kéo theo lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 1,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,6%.
Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính có chiều hướng tăng mạnh: năm
2010 tăng so với năm 2008 là hơn 237 triệu đồng, tương ứng tăng 211%. Cùng với
đó các chi phí lại có chiều hướng giảm mạnh: chi phí tài chính năm 2010 so với
năm 2008 giảm hơn 619 triệu đồng, tương ứng giảm 75%, chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm gần 2 tỷ đồng, tương ứng giảm 30,8%. Chính điều này dẫn đến việc
tuy doanh thu bán hàng giảm nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại có
khuynh hướng tăng dần lên: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010
tăng hơn 1,4 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 43,37%.
Hơn thế nữa, công ty cũng rất năng động trong việc tạo ra các khoản thu
nhập khác, mà lại không mất quá nhiều chi phí làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế trong công ty tăng lên, năm 2010 so với năm 2008 đã tăng hơn 1,54 tỷ đồng,
tương ứng tăng 47,6%.
Như vậy, có thể thấy, trong vài năm gần đây tuy có bị ảnh hưởng bởi sự biến
động bất ổn của nền kinh tế, nhưng công ty luôn chủ động và linh hoạt trong việc
duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và ổn định lợi nhuận của mình.
15
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
88.956.520.441 119.948.915.793 108.482.100.087
2. Giá vốn hàng bán 80.101.779.351 109.538.713.709 98.234.746.590
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
8.854.741.090 10.410.202.084 10.247.353.497
4. Doanh thu hoạt động tài chính 349.574.612 168.232.853 112.391.785
5. Chi phí tài chính 206.609.153 1.331.196.620 825.665.980
- Trong đó: Chi phí lãi vay 69.991.153 1.331.196.620 825.665.980
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.351.154.552 5.092.198.806 6.292.391.729
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4.646.551.997 4.155.039.511 3.241.687.573
8. Thu nhập khác 138.660.424 151.229.264 -
9. Chi phí khác 371.480 2 -
10. Lợi nhuận khác 138.288.944 151.229.262 -
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
4.784.840.941 4.306.268.773 3.241.687.573
12. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
910.221.862 1.370.768.750 907.672.520
13. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
3.874.619.079 2.935.500.023 2.334.015.053
16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI
I. Thực trạng tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
in báo Nhân Dân Hà Nội
1. Tình hình nguồn nhân lực trong công ty
Tính đến ngày 31/10/2009, nguồn nhân lực của công ty gồm 129 cán bộ và
công nhân viên. Trong đó, nhân lực kỹ thuật, quản trị chiếm 95 người bao gồm: kỹ
sư ngành in 12 người; kỹ sư, cử nhân ngành nghề khác 21 người; chuyên viên quản
trị 4 người; công nhân kỹ thuật ngành in 58 người. Còn lại 34 người là lực lượng
lao động gián tiếp phục vụ cho sản xuất.
2. Quỹ lương
2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty được xác định như sau:
Fnguån tiÒn l­¬ng = F®¬n gi¸ + Fbæ sung + Fdù phßng + Fngoµi ®¬n gi¸
Trong đó:
F®¬n gi¸ : là quỹ tiền lương xác định theo đơn giá sản phẩm.
Fbæ sung : là quỹ tiền lương bổ sung của công ty .
Fdù phßng : là quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Fngoµi ®¬n gi¸ : là quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ khác ngoài đơn giá của công ty như hoạt động cho thuê địa điểm
2.2 Phân bổ quỹ lương
Căn cứ theo tổng quỹ lương của toàn công ty để tính tổng quỹ lương cho các
đơn vị sản xuất và các bộ phận các phòng chức năng. Các đơn vị căn cứ theo tổng
quỹ lương được phân bổ để tiến hành trả lương cho người lao động theo quy chế trả
lương do công ty quy định.
3. Phương pháp xác định quỹ tiền lương
Hiện nay, công ty đã tiến hành xây dựng quy chế phân phối tiền lương áp
dụng cho toàn doanh nghiệp. Quy chế này được xây dựng thông Hội đồng Lao động
của công ty, được tập thể nhất trí tiến hành áp dụng để tính lương, thưởng cho từng
phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất. Trong mỗi phòng ban, đơn vị sản xuất
lại có quy chế chia lương nội bộ cho đơn vị mình.
Trong quy chế trả lương sản phẩm mà công ty áp dụng, có quy định việc trả
lương cho 2 bộ phận:
17
- Trả lương cho các phân xưởng sản xuất
- Trả lương cho các phòng chức năng
Cách thức chia lương giữa các đơn vị sản xuất và các phòng ban chức năng
là khác nhau. Sau đây là cách chia lương cụ thể trong từng bộ phận được quy định
trong quy chế trả lương của công ty.
3.1 Phương pháp xác định quỹ tiền lương các phân xưởng sản xuất
Quỹ lương của mỗi phân xưởng sản xuất gồm 2 bộ phận lương là lương sản
phẩm và lương thời gian.
Lương sản phẩm được tính căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm
ra của từng phân xưởng. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại
chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng bộ
phận. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều thể
hiện được số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, chất lượng công việc hoàn
thành... Đó chính là các báo cáo về kết quả như Báo cáo sản lượng sp quy đổi, Bảng
tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số, Báo cáo kết toán công việc in
OFFSET tờ rời, Báo cáo nghiệm thu sản lượng in, Báo cáo kết toán công việc chế
bản của tổ chế bản điện tử, Phiếu ghi sản xuất sản phẩm, Phiếu ghi công việc máy
cắt – máy dao, Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm, Phiếu thanh toán bốc xếp,
Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết,...
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (hoặc tổ trưởng) kí, cán bộ
kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ
phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng
để tổng hợp kết quả lao động của bộ phận mình, rồi chuyển về Phòng Kế toán – Tài
chính để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Phòng Tài chính – Kế toán của công ty
sẽ tiến hành tính Lương sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất dựa trên đơn giá cụ
thể cho từng đối tượng lao động. Trong đó đơn giá làm căn cứ tính lương sản phẩm
được xây dựng trên cơ sở năng suất lao động thực tế trung bình và đơn giá tính
lương sản phẩm được tính toán để trả cho người lao động làm ra sản phẩm của các
công đoạn: in cuộn; chế bản vi tính; in kỹ thuật số; đóng xén liên hoàn; cắt bán
thành phẩm; giao nhận sản phẩm.
Đơn giá của các sản phẩm trong các công đoạn trên được công ty xây dựng
cụ thể, quy định cho từng bộ phận để tính tổng quỹ lương cho các phân xưởng. Căn
cứ vào đơn giá sản phẩm, tổng số lượng sản phẩm, tính được lương sản phẩm của
từng đơn vị sản xuất theo công thức sau:
QLpxi = §Gi x SLspi
Trong đó: QLpxi : là quỹ lương sản phẩm của phân xưởng i
18
§Gi : là đơn giá sản phẩm tiền lương sản phẩm i
SLspi : là số lượng sản phẩm i
Kế toán tập hợp các chứng từ xác định kết quả lao động của các phân xưởng
để tính ra tổng lương sản phẩm khối sản xuất.
Sau khi tính xong lương sản phẩm của mỗi bộ phận, kế toán đưa kết quả này
về mỗi bộ phận để cán bộ lương của bộ phận đó tiến hành tự tính, chia lương sản
phẩm căn cứ trên số ngày làm việc thực tế (công ty áp dụng chế độ lương khoán 22
ngày) cùng hệ số bình xét, và tính lương thời gian cho mỗi người. Sau đó cán bộ
lương của các bộ phận gửi số liệu đã tính toán lên Phòng Kế toán – Tài chính.
Phòng Kế toán – Tài chính sau khi nhận số liệu của các bộ phận gửi lên sẽ
tập hợp số liệu để lên bảng Quyết toán lương cho mỗi bộ phận và làm căn cứ để lên
Bảng tổng hợp quỹ lương của đơn vị và số tiền lương phải quyết toán nốt cho người
lao động.
Công việc tính lương do kế toán tiền lương và BHXH đảm nhận. Việc chi trả
lương do thủ quỹ phụ trách. Trong tháng, công ty tạm ứng lương 2 lần vào ngày 1
và ngày 10 hàng tháng (biểu 1). Việc quyết toán số tiền lương còn lại được thực
hiện vào ngày 10 tháng sau. Việc trả lương được trả cho đại diện của mỗi bộ phận
(thường là tổ trưởng) số tiền lương của cả bộ phận mình.
Biểu 1: Phiếu chi tạm ứng lương
19
Ví dụ Quỹ tiền lương Phân xưởng Máy cuốn tháng 9/2010 được xác định
như sau:
Trong tháng, Phân xưởng Máy cuốn tập hợp kết quả lao động trên các
chứng từ là Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi, Bảng theo dõi lên khuôn bản
CTP và Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm.
Cuối tháng, nhân viên phân xưởng nộp các chứng từ này lên Phòng Kế toán - Tài
chính để xác định lương sản phẩm. Căn cứ các chứng từ biểu 2, biểu 3, biểu 4 và
đơn giá cho các sản phẩm, lương sản phẩm của Phân xưởng Máy cuốn được xác
định như sau:
Lương sản lượng sản phẩm (biểu 2) là:
5.739.542 + 12.233.234 + 18.846.080 + 5.761.283 = 79.580.859 đ
Trong tháng 9, công ty sử dụng 15 bảng theo dõi lên khuôn, với tổng số bản
lên khuôn là 2748 bản. Tiền lên khuôn sản phẩm là:
2748 x 5.000 = 13.740.000 đ
Tiền lồng báo đêm tính vào phân xưởng Máy cuốn (hệ số 0,0588)là:
29.807.458 x 0,0588 = 1.752.679 đ
Ngoài ra, các khoản tiền sau cũng được tính vào lương sản phẩm của phân
xưởng:
Tiền vệ sinh công nhật: 133 lần x 50.000 = 6.650.000 đ
Tiền bảo dưỡng máy định kỳ hàng tháng là: 3.840.000 đ
Vậy tiền lương sản phẩm của phân xưởng Máy cuốn tháng 9/2010 là:
79.580.859 + 13.740.000 + 1.752.679 + 6.650.000 + 3.840.000 = 105.563.537 đ
20
Biểu 2: Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi
21
Biểu 3: Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP
22
Biểu 4: Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản
phẩm
23
Ví dụ Quỹ tiền lương Tổ chữ ảnh vi tính tháng 9/2010 được xác định như
sau:
Trong tháng, Tổ chữ ảnh vi tính tập hợp kết quả lao động trên 2 chứng từ là
Báo cáo kết toán công việc chế bản và Báo cáo kết toán công việc chế CTP của tổ
chế bản điện tử. Cuối tháng, tổ nộp các chứng từ này lên Phòng Kế toán - Tài chính
để xác định lương sản phẩm. Căn cứ các chứng từ biểu 5 và biểu 6, và đơn giá cho
các sản phẩm , lương sản phẩm của Tổ chữ ảnh vi tính trong tháng 9/2010 được
xác định như sau:
Lương chế bản CTP bản chuẩn là:
2852 x 26.046 = 74.283.192 đ
Lương chế bản CTP bản thay là:
112 x 7.814,4 = 875.213 đ
Lương chế bản ảnh là
80.407.360 x 0,1296 = 10.420.794 đ
Ngoài ra, do kết quả lao động tháng 8/2010 bị tính thiếu 810 bản CTP chuẩn
nên được tính vào lương sản phẩm của tháng 9 như sau:
810 x 26.046 = 21.097.260 đ
Vậy lương sản phẩm tháng 9/2010 của tổ chữ ảnh vi tính là
74.283.192 + 875.213 + 10.420.794 + 21.097.260 = 106.676.459 đ
24
Biểu 5: Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế CTP của tổ chế bản điện tử
25
Biểu 6: Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử
26
Mỗi phân xưởng sẽ tiến hành tự tính lương và chia lương cho từng
thành viên trong tổ căn cứ vào:
- Hệ số lương cấp bậc của từng thành viên trong tổ do các phân xưởng, tổ bình
xét.
- Số ngày công của từng cá nhân.
Việc xây dựng hệ số lương được quy định cụ thể như sau:
Hệ số lương cấp bậc của cán bộ chủ chốt: căn cứ vào hệ thống thang bảng
lương do Nhà nước quy định và xem xét về nhiệm vụ trách nhiệm được giao cho
cán bộ quản lý trong công ty. Ngoài ra, căn cứ vào hệ thống thang bảng lương của
các Nhà máy, xí nghiệp in khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua họp bàn đã đi
đến thống nhất về việc xếp hệ số lương cấp bậc cho cán bộ quản lý phân xưởng.
Hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất: trong khung hệ số đã quy định,
các đơn vị sẽ căn cứ theo các tiêu chí để bình xét hệ số cho từng cá nhân theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Các tiêu chí đưa ra bình xét là:
- Căn cứ vào mức độ phức tạp về chuyên môn của công việc được giao ;
mức độ đòi hỏi về trình độ đào tạo, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế (theo
phân nhóm chức danh)
- Căn cứ vào khổi lượng công việc được giao.
- Căn cứ vào mức độ hao tốn thời gian mà người lao động bỏ ra để thực
hiện nhiệm vụ.
- Căn cứ vào chất lượng công việc, mức độ hoàn thành công việc được
giao.
- Căn cứ vào mức độ trợ giúp đồng nghiệp khi cần thiết.
- Ngoài ra còn có tiêu chí phụ, căn cứ vào thâm niên đảm nhiệm công việc
từ 10 năm trở lên, hoặc thâm niên phục vụ công tác trong công ty, với nam là 30
năm trở lên, nữ là 25 năm trở lên thù được hệ số phụ cấp tối đa là 0,5.
Căn cứ theo các tiêu chí trên, mỗi đơn vị sẽ tự bình xét cho các thành viên
trong tổ của mình và đưa ra hệ số cụ thể cho từng cá nhân.
Phương pháp chia lương cụ thể trong từng đơn vị:
Bước 1: tính ngày công quy đổi (NCQĐ) trên cơ sở hệ số đã bình xét
NCQ§i = HSi x NCi
Trong đó : HSi : hệ số bình xét của công nhân i
NCi: ngày công làm việc thực tế của công nhân i
Bước 2 : tính tổng ngày công quy đổi của đơn vị (TNCQĐ)
TNCQ§ = NCQ§1 + NCQ§2 + ........ NCQ§n
Trong đó : n là số thành viên trong đơn vị
27
Bước 3 : tính đơn giá một ngày công quy đổi (ĐGNCQĐ)
Trong đó : QL : quỹ lương của đơn vị
TNCQĐ : tổng ngày công quy đổi
Bước 4 : tính mức lương sản phẩm của mỗi thành viên theo đơn giá 1 ngày
công quy đổi và số ngày công quy đổi
LSPi = §GNCQ§ x NCQ§i
Trên đây là cách thức chia lương sản phẩm cho từng thành viên trong đơn vị
sản xuất. Tổng thu nhập của từng người không chỉ có lương sản phẩm, ngoài ra còn
có các khoản thu nhập khác như:
- Những ngày nghỉ phép, nghỉ chế độ theo luật định sẽ trả lương theo hệ số
cơ bản
- Nghỉ ốm, thai sản được hưởng theo chế độ BHXH do cơ quan bảo hiểm
chi trả.
- Trường hợp NLĐ được doanh nghiệp điều động đi công tác được công ty
chi trả theo mức thu nhập bình quân khối sản xuất trong tháng và số ngày đi công
tác:
TLsp
LBQksx =
TL®ksx
Trong đó: TLsp : tổng lương sản phẩm
TL®ksx : tổng số lao động khối sản xuất
Tiền lương người lao động được hưởng trong các trường hợp trên gọi chung
là lương thời gian (LTG). Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người lao động còn
tham gia BHXH, bị trừ lương do vị phạm kỷ luật... những khoản này sẽ bị trừ vào
tiền lương hàng tháng, gọi chung là Khoản người lao động phải trả (NLĐPT). Như
vậy, tổng thu nhập của người lao động được tính như sau:
TN = LSP + LTG + NL§PT
Ví dụ tiền lương của công nhân Hoàng Thế Truyền thuộc Tổ chữ ảnh vi tính
được xác định như sau:
Hệ số bình xét của các thành viên trong Tổ chữ ảnh vi tính theo thứ tự bảng
lương (biểu 8) lần lượt là 7,35; 5,4; 4,1; 4,57; 4,7; 4,7; 4,05; 3,9; 3,2; 3,17.
Theo công thức trên, ta sẽ tính được tổng ngày công quy đổi của Tổ chữ ảnh
vi tính là:
QL
TNCQ§
§GNCQ§ =
28
7,35 x 16 + 5,4 x 16 + 4,1 x 16 + 4,57 x 16 + 4,7 x 16 + 4,7 x 16 + 4,05 x 18 + 3,9x
18+ 3,2 x 21 + 3,17 x 21 = 770,47
Lương sản phẩm của Tổ như trên tính là 106.676.459 đ
Đơn giá lương sản phẩm của Tổ là:
Anh Truyền có hệ số bình xét là 4,57, số ngày làm việc thực tế là 16. Vậy
lương sản phẩm của anh là:
138.456 x 4,57 x 16 = 10.124.000 đ
Hệ số lương cấp bậc của anh Truyền là 4,4 và anh có 22 - 16 = 6 ngày
hưởng lương cấp bậc được tính như sau:
4,4 x 730.000 x 6
22
Căn cứ vào bảng đề nghị hưởng lương ngày 02/09 (biểu 7), theo quy định,
anh Truyền còn được hưởng 100.000đ tiền lương đi làm ngày 02/09.
Vậy lương thời gian của anh là
876.000 + 100.000 = 976.000 đ
Căn cứ hệ số lương cấp bậc của anh Truyền thì số tiền BHXH, BHYT, BHTN
phải khấu trừ vào lương của anh là:
4,4 x 730.000 x 8,5% = 273.000 đ
Tổng thu nhập của anh là
TN = LSP + LTG + NL§PT = 10.124.000 + 976.000 + 273.000 = 11.373.000 đ
Trong tháng, công ty đã tạm ứng cho anh 2 lần tiền lương, mỗi lần 500.000
tổng cộng số tiền là 1.000.000
Số tiền còn phải thanh toán cho anh Truyền là:
11.373.000 - 273.000 - 1.000.000 = 10.100.000 đ
Tương tự như vậy, nhân viên lương của Tổ chữ ảnh vi tính sẽ tính được
lương cho cả tổ và có bảng Lương Tổ chữ ảnh vi tính như biểu 5
Theo đó, kế toán Lương và BHXH của phòng Kế toán sẽ lên bảng quyết toán
lương cho Tổ chữ ảnh vi tính theo biểu 9
106.676.459
770,47
= 138.456 đ
= 876.000 đ
29
Biểu 7: Giấy đề nghị hưởng lương ngày 02/09
30
Biểu 8: bảng Lương Tổ chữ ảnh vi tính
31
Biểu 9: bảng Quyết toán lương cho Tổ chữ ảnh vi tính
32
Đối với các phân xưởng khác, việc xác định quỹ tiền lương cũng tương tự
như vậy:
PX máy cuốn: từ Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi, bảng theo dõi lên
khuôn bản CTP, bảng tổng hợp đề nghị thanh toán thuê ngoài gia công lồng sản
phẩm, và tiền vệ sinh công nhật, tiền bảo dưỡng máy định kỳ, tạo nên Lương sản
phẩm của phân xưởng Máy cuốn 105.563.537. Kế toán lương tổng hợp Bảng lương
của phân xưởng gửi lên để lập bảng Quyết toán lương phân xưởng Máy cuốn, trong
đó Lương thời gian = 12.791.000.
Tổ giao báo: lương của tổ giao báo được xác định trên kết quả lao động của
phân xưởng máy cuốn. Do đó, từ các chứng từ lao động của phân xưởng Máy cuốn,
kế toán xác định Lương sản phẩm của tổ giao báo là 18.435.485. Kế toán lương
tổng hợp bảng lương của phân xưởng gửi lên để lập bảng Quyết toán lương tổ giao
báo, trong đó Lương thời gian = 5.837.900.
Tổ in POD: căn cứ Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời của tổ POD
và Bảng tổng hợp sản lượng trang in của tổ in Kỹ thuật số , tính Lương sản phẩm
của tổ in POD = 36.438.120 + 4.480.000 = 40.918.120. Kế toán lương tổng hợp
bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ in POD, trong đó
Lương thời gian = 5.639.589.
Tổ đóng xén liên hoàn: căn cứ Phiếu ghi sản xuất sản phẩm, kế toán tính
Lương sản phẩm của tổ đóng xén liên hoàn = 1.856.760. Kế toán lương tổng hợp
bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ đóng xén liên hoàn,
trong đó Lương thời gian = 8.602.240.
Tổ máy dao: căn cứ phiếu ghi Công việc máy cắt – máy dao, kế toán tính
được Lương sản phẩm của tổ máy dao = 532.600. Kế toán lương tổng hợp bảng
lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ máy dao, trong đó Lương
thời gian = 5.205.200.
Tổ giao nhận sách: căn cứ Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm, kế toán
tính được Lương sản phẩm của tổ giao nhận sách = 339.800. Kế toán lương tổng
hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ giao nhận sách,
trong đó Lương thời gian = 2.543.700.
Tổ bốc vác: căn cứ Phiếu thanh toán bốc xếp, kế toán tính được Lương sản
phẩm của tổ bốc vác = 5.269.800. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi
lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ bốc vác, trong đó Lương thời gian =
2.599.600.
Cán bộ phân xưởng sách: lương được tính theo hệ số trên doanh thu sản
phẩm của Phân xưởng sách, kế toán tính được Lương sảnphẩm của Cán bộ phân
33
xưởng sách = 680.159. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của phân xưởng gửi lên
để lập bảng Quyết toán lương của cán bộ phân xưởng sách, trong đó Lương thời
gian = 3.327.541.
3.2 Phương pháp xác định quỹ tiền lương các phòng ban nghiệp vụ
Quỹ tiền lương của các phòng ban chức năng, cũng như khối sản xuất gồm 2
loại lương là lương sản phẩm và lương thời gian. Lương sản phẩm được xác định
theo lương sản phẩm của khối sản xuất, lương thời gian được tính theo số ngày nghỉ
chế độ thực tế và các phụ cấp khác mà nhân viên văn phòng được hưởng.
Phòng Kế toán – Tài chính sau khi tính được quỹ lương sản phẩm cho khối
phòng ban sẽ gửi số liệu lương sản phẩm mà mỗi phòng ban được hưởng để nhân
viên lương của phòng đó tiến hành chia lương sản phẩm và tính lương thời gian của
từng thành viên. Sau đó nhân viên lương của phòng nộp lại số liệu đã tính toán lên
phòng Kế toán – Tài chính để tổng hợp số liệu cho toàn đơn vị.
Trong tháng, công ty tạm ứng lương 2 lần vào ngày 1 và ngày 10 hàng tháng
(biểu 1). Việc quyết toán số tiền lương còn lại được thực hiện vào ngày 10 tháng
sau. Việc trả lương được trả cho đại diện của mỗi bộ phận (thường là tổ trưởng) số
tiền lương của cả bộ phận mình.
Sau đây là cách tính lương cho mỗi phòng ban nghiệp vụ:
Tổng quỹ lương sản phẩm của bộ phận các phòng ban được tính trên cơ sở
mức lương bình quân của khối sản xuất và tổng số lao động hợp lý của các phòng
nghiệp vụ, được xác định theo công thức sau :
QLkgt = K x LBQktt x L§kgt
Trong đó : QLkgt : là quỹ lương khối gián tiếp
K: là hệ số điều chỉnh khi cần bảo đảm sự tương quan thu nhập
giữa hai khối sản xuất và khối gián tiếp
LBQktt : là tiền lương bình quân khối sản xuất
L§kgt : là tổng số lao động khối gián tiếp
Với:
s
Tiến hành chia tổng quỹ lương khối gián tiếp cho các phòng ban căn cứ theo:
- Lao động của mỗi phòng.
- Hệ số lương định mức của CBCNV trong phòng.
Trong đó, cách xác định số lao động được tiến hành như sau:
Phòng Tổ chức – Hành chính: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng
Các phòng ban khác: 1 trưởng phòng (không có phó phòng)
Số lượng các chức danh nhân viên xếp vào 3 nhóm:
Tổng QLktt
Tổng LĐktt
LBQktt =
34
- Nhóm chức danh 1: kỹ sư, cử nhân, chuyên viên và các chức danh có thang
lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm từ 2,34 trở lên.
- Nhóm chức danh 2: cán sự, kỹ thuật viên, thủ kho, các chức danh khác có
thang lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm từ 1,80 đến dưới 2,34.
- Nhóm chức danh 3: nhân viên văn thư, phục vụ, các chức danh có thang
lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm dưới 1,80.
Cách xác định hệ số lương định mức của các chức danh:
Căn cứ theo nhiệm vụ được giao, yêu cầu của chức danh về trình độ đào tạo,
kỹ năng, kinh nghiệm, có đưa ra hệ số lương định mức như sau:
- Chức danh trưởng phòng: Hệ số Htp = 1,5
- Chức danh phó phòng: Hệ số Htp = 1,4
- Nhóm chức danh 1: Hệ số Htp = 1,1
- Nhóm chức danh 2: Hệ số Htp = 1,0
- Nhóm chức danh 3: Hệ số Htp = 0,9
Như vậy, căn cứ trên hệ số lương định mức quy định cho các chức danh ở
mức trần trên, các phòng ban sẽ tiến hành chia lương sản phẩm dựa trên hệ số đó.
Cách thức xác định tổng quỹ lương cho các phòng ban:
Bước 1: tính tổng hệ số lương định mức của cả phòng (HSp)
HSp = Htp + Hpp + ( Hn1 x L§n1) + ( Hn2 x L§n2 ) + ( Hn3 x L§n3 )
Trong đó: L§n1, L§n2, L§n3: là số lượng lao động thuộc nhóm 1,2,3
Bước 2: tính tổng hệ số lương định mức của cả khối gián tiếp (HSkgt) theo
công thức:
THSkgt = HSp1 + HSp2 + ..... + HSpn (n = 1,2,...,5)
(HSp1, HSp2, ........,HSp5: là tổng hệ số của Phòng 1,2,...5)
Bước 3: tính quỹ lương định mức của mỗi phòng (QLp)
Ví dụ tiền lương sản phẩm của khối phòng ban nghiệp vụ, lương sản phẩm
của phòng Tổ chức – Hành chính được xác định như sau: (biểu 10)
Sau khi tính được Lương sản phẩm của từng bộ phận sản xuất, kế toán tổng
hợp tổng Lương sản phẩm của cả khối sản xuất là
105.563.537 + 106.676.459 + 40.918.120 + 18.435.485 + 680.159 + 1.856.760 +
532.600 + 339.800 + 5.269.800 = 280.281.720 đ
Khối sản xuất có tất cả 64 người. Vậy thu nhập sản phẩm bình quân khối sản
xuất là:
QLpi = x HSp (i = 1,2,....,5)
THSkgt
QLkgt
35
280.281.720
64
Khối phòng ban nghiệp vụ có tất cả 43 người.
Theo công thức trên, quỹ lương sản phẩm của các phòng ban nghiệp vụ là
4.379.402 x 43 = 188.314.281 đ
Tổng hệ số lương định mức của khối phòng ban là 58,842
Vậy đơn giá sản phẩm bình quân cho 1 hệ số lương định mức là:
188.314.281
58,842
Phòng Tổ chức – Hành chính có hệ số lương định mức của cả phòng là
13,60
Vậy quỹ lương sản phẩm của phòng Tổ chức – Hành chính là:
3.200.338 x 13,6 = 43.524.595 đ
= 3.200.338 đ
= 4.379.402 đ
36
Biểu 10:Lương sản phẩm của khối phòng ban nghiệp vụ
37
Phương pháp chia lương cụ thể trong từng đơn vị:
Bước 1: tính ngày công quy đổi (NCQĐ) trên cơ sở hệ số định mức
NCQ§i = HSi x NCi
Trong đó : HSi : hệ số định mức của nhân viên i
NCi: ngày công làm việc thực tế của nhân viên i
Bước 2 : tính tổng ngày công quy đổi của đơn vị (TNCQĐ)
TNCQ§ = NCQ§1 + NCQ§2 + ........ NCQ§n
Trong đó : n là số thành viên trong đơn vị
Bước 3 : tính đơn giá một ngày công quy đổi (ĐGNCQĐ)
QL
TNCQ§
Trong đó : QL : quỹ lương của đơn vị
TNCQĐ : tổng ngày công quy đổi
Bước 4 : tính mức lương sản phẩm của mỗi thành viên theo đơn giá 1 ngày
công quy đổi và số ngày công quy đổi
LSPi = §GNCQ§ x NCQ§i
Như vậy, CBCNV các phòng ban hưởng lương sản phẩm căn cứ trên mức
lương bình quân khối sản xuất, hay chính là căn cứ trên tổng số lượng sản phẩm sản
xuất trong tháng. Ngoài tiền lương sản phẩm, CBCNV các phòng ban còn hưởng
lương trong các trường hợp sau:
-Nghỉ phép, chế độ theo luật định được hưởng lương cơ bản.
-Nghỉ ốm đau, thai sản hưởng lương BHXH.
-CBCNV được Công ty cử đi công tác được hưởng lương như đi làm bình
thường.
- Trường hợp làm vào 9 ngày nghỉ trong năm (không được nghỉ bù) sẽ được
thanh toán lương theo Thỏa ước lao động tập thể.
Tiền lương người lao động được hưởng trong các trường hợp trên gọi chung
là lương thời gian (LTG). Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người lao động còn
tham gia BHXH, bị trừ lương do vị phạm kỷ luật... những khoản này sẽ bị trừ vào
tiền lương hàng tháng, gọi chung là Khoản người lao động phải trả (NLĐPT). Như
vậy, tổng thu nhập của người lao động được tính như sau:
TN = LSP + LTG + NL§PT
Ví dụ xác định lương của chị Trần Thị Hạnh, phòng Tổ chức – Hành chính
tháng 9/2010:
Như trên tính được quỹ lương sản phẩm của phòng Tổ chức – Hành chính là
43.524.595 đ
§GNCQ§ =
38
Phòng Tổ chức – Hành chính có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 8 người
thuộc nhóm chức danh 1, 1 người thuộc nhóm chức danh 2, 1 người thuộc nhóm
chức danh 3.
Tổng ngày công quy đổi của phòng Tổ chức – Hành chính là:
1,5x18 + 1,1x21 + 1,1x17 + 1,1x21 + 1,1x20 + 1,1x21 + 1,1x20 + 1,1x21 +1,0x21
+ 0,9x20 + 1,4x21 + 1,1x21 = 273,6
Đơn giá sản phẩm một ngày công quy đổi là
Chị Hạnh có số ngày làm việc thực tế là 21 ngày, hệ số định mức của chị là
1,1. Vậy lương sản phẩm của chị Hạnh là:
159.081 x 21 x 1,1 = 3.674.774 đ
Ngoài ra, chị Hạnh có 4 ngày nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội hưởng 75%
lương cấp bậc, theo biểu 11, lương 4 ngày này sẽ do bảo hiểm xã hội chi trả số tiền
là:
Và chị có 1 ngày nghỉ lễ, tết hưởng lương cấp bậc
Số tiền BHXH, BHYT, BHTN (8,5%) khấu trừ vào lương của chị Hạnh là
3,89 x 730.000 x 8,5% = 241.400 đ
Vậy, tổng thu nhập của chị Hạnh trong tháng là
TN = LSP + LTG + NL§PT = 3.674.774 + 327.700 + 129.100 + 241.400
=4.502.541đ
= 159.081 đ43.524.595
273,6
= 327.700 đ
3,89 x 730000 x 4 x 75%
22
= 129.100 đ
3,89 x 730000 x 1
22
39
Biểu 11: Thông báo nghỉ hưởng chế độ BHXH
Tương tự như vây, nhân viên lương của phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tính
lương cho toàn bộ phòng mình và nộp lại số liệu cho phòng Kế toán theo biểu 12
Các phòng ban khác cũng làm tương tự như vậy và nộp số liệu lên phòng kế
toán. Sau khi tổng hợp số liệu của cả 2 khối sản xuất và phòng ban nghiệp vụ, Kế
toán lương và BHXH của phòng Kế toán – Tài chính lên Bảng tổng hợp quỹ lương
của các đơn vị (biểu 13)
40
Biểu 12: bảng Lương của phòng Tổ chức – Hành chính
41
Biểu 13: Bảng tổng hợp quỹ lương của các đơn vị
42
4. Phương pháp xác định các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
Mức đóng BHXH hàng tháng = HSL x MLmin x 22%
Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 6%
Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 16%
Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung)
Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHXH của cả công
ty là 439,6
Vậy, số tiền BHXH khấu trừ vào lương của người lao động là
439,6 x 730.000 x 6% = 19.254.480 đ
Số tiền BHXH mà doanh nghiệp đóng là
439,6 x 730.000 x 16% = 51.345.280 đ
Mức đóng BHYT hàng tháng = HSL x MLmin x 4,5%
Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 1,5%
Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 3%
Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp khu vực)
Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHYT của cả công ty
là 439,6.
Vậy, số tiền BHYT khấu trừ vào lương của người lao động là
439,6 x 730.000 x 1,5% = 4.813.620 đ
Số tiền BHYT mà doanh nghiệp đóng là
439,6 x 730.000 x 3% = 9.627.240 đ
Mức đóng BHTN hàng tháng = HSL x MLmin x 2%
Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 1%
Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 1%
Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung )
Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHTN của cả công
ty là 439,6.
Vậy, số tiền BHYT khấu trừ vào lương của người lao động là
439,6 x 730.000 x 1% = 3.209.080 đ
Số tiền BHYT mà doanh nghiệp đóng là
439,6 x 730.000 x 1% = 3.209.080 đ
43
Mức đóng KPCĐ hàng tháng = tiền lương thực tế x 2%
Ví dụ: tiền lương thực tế của người lao động là 499.207.200 đ.
Số tiền KPCĐ mà doanh nghiệp đóng là
499.207.200 x 730.000 x 2% = 5.984.144đ
II. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1. Chứng từ sử dụng
Do quy trình công nghệ in ở công ty là một quá trình khép kín, liên tục, bao
gồm nhiều công đoạn, giữa các bước có thể tiến hành độc lập, sản phẩm hoàn thành
đa phần không nhập kho mà giao ngay cho khách hàng, do đó, ở mỗi công đoạn
công ty sử dụng mỗi chứng từ riêng biệt để ghi nhận kết quả sản phẩm và thuận tiện
cho công việc tính giá, tính lương cho người lao động. Đó là:
- Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi (PX máy cuốn)
- Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP (PX máy cuốn)
- Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm
(PX máy cuốn)
- Bảng tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số (tổ in POD)
- Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời (tổ in tờ rời)
- Báo cáo nghiệm thu sản lượng in (PX chế bản)
- Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử (tổ chữ ảnh vi
tính)
- Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế CTP của tổ chế bản điện tử (tổ
chữ ảnh vi tính)
- Phiếu ghi sản xuất sản phẩm (PX đóng xén liên hoàn)
- Phiếu ghi công việc máy cắt – máy dao (PX máy dao)
- Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm (giao nhận – PX sách)
- Phiếu thanh toán bốc xếp (tổ vận chuyển)
- Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết
- Giấy đề nghị thanh toán
- Thông báo nghỉ hưởng chế độ BHXH
- Thông báo đóng BHYT, BHTN, BHXH của cơ quan Bảo hiểm
2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng 2 tài khoản là TK
334 và TK 338
TK 334 – Phải trả công nhân viên: là tài khoản dùng để phản ánh các khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty
44
về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất như lương, BHXH và các khoản
khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 3341 - Phải trả công nhân viên
TK 3348 - Phải trả người lao động khác
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác- là tài khoản dùng để phản ánh tình
hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác như số tiền trích và thanh toán
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; các khoản khấu trừ vào lương và các khoản phải
trả, phải nộp khác.
TK 338 sử dụng các tài khoản cấp 2 sau:
TK 3382 - Kinh phí công đoàn.
TK 3383 - Bảo hiểm xã hội.
TK 3384 - Bảo hiểm y tế
TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác.
TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, kế toán tiền lương còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan
như:
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 642 - Chi phí quản lý
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3. Phương pháp kế toán
3.1. Phương pháp kế toán tiền lương
Sau khi xác định được quỹ tiền lương trong tháng, kế toán Lương và các
khoản trích theo lương thực hiện công việc cập nhật số liệu vào hệ thống phần mềm
theo phần hành Kế toán chung.
- Cuối mỗi tháng, sau khi tính ra tiền lương của khối sản xuất và các phòng
ban, kế toán sẽ hạch toán tiền lương phải trả của 2 bộ phận đó
Ví dụ: tháng 9/2010, hạch toán tiền lương vào chi phí sản xuất và chi phí
quản lý doanh nghiệp, theo chứng từ số 06 và 07 như sau:
Nợ TK 622: 294.778.858
Nợ TK 6421: 204.428.369
Có TK 3341: 499.207.227
45
Hình 2: Giao diện màn hình chứng từ tiền lương số 06
Hình 3: Giao diện màn hình chứng từ tiền lương số 07
46
- Hàng tháng, sau khi tính ra lương, kế toán tiến hành khấu trừ vào lương
và thu nhập của công nhân viên, người lao động 5% BHXH, 2.5% BHYT, 1%
BHTN
Ví dụ, tháng 9/2010, căn cứ vào lương của 2 khối sản xuất và văn phòng, kế
toán khấu trừ vào lương của CBCNV và người lao động và hạch toán như sau:
Nợ TK 3341: 24.762.800
Có TK 3383: 3.095.350
Có TK 3383: 6.190.700
Có TK 3383: 15.476.750
- Ngoài ra, kế toán còn tiến hành khấu trừ vào lương của người lao động
các khoản khác như trừ tiền nhà cơ quan.
Ví dụ: Tháng 9/2010 trừ tiền nhà cơ quan vào lương tháng 9/2010 như sau:
Nợ TK 3341: 55.900
Có TK 3388: 55.900
- Trong tháng, khi tạm ứng lương cho công nhân viên, kế toán hạch toán
giảm các khoản phải trả công nhân viên.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 470 ngày 20/09 về tiền tạm ứng lương kỳ 2
tháng 9/2010 cho CBCNV số tiền 57.400.000, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 3341: 57.400.000
Có TK 111: 57.400.000
- Khi thanh quyết toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất như
lương cho CBCNV và NLĐ, kế toán ghi giảm các khoản phải trả cho CBCNV và
NLĐ
Ví dụ: căn cứ phiếu chi số 505, ngày 11/10/2010 về quyết toán lương sản
phẩm tháng 9/2010, kế toán định khoản:
Nợ TK 3341: 435.053.573
Có TK 111: 435.053.573.
Sau khi định khoản, tất cả các số liệu này được tự động cập nhật vào các sổ
sách kế toán có liên quan: Sổ chứng từ tài khoản 3341 (Biểu 14), Sổ cái chi tiết TK
3341 (Biểu 15), và lên sổ tổng hợp trên Sổ cái tổng hợp tài khoản 3341 (Biểu 16).
47
Biểu 14: Sổ chứng từ tài khoản 3341
48
Biểu 15: Sổ cái chi tiết TK 3341
49
Biểu 16: Sổ cái tổng hợp tài khoản 3341
50
3.2 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
Sau khi xác định được các khoản trích theo lương trong tháng, kế toán
Lương và các khoản trích theo lương thực hiện công việc cập nhật số liệu vào hệ
thống phần mềm theo phần hành Kế toán chung.
- Hàng tháng, căn cứ vào lương của CBCNV và NLĐ, kế toán trích
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí kinh doanh của công ty và vào
lương của CBCNV và NLĐ
Ví dụ: Tháng 9/2010, căn cứ vào lương của 2 khối sản xuất và văn phòng, kế
toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí kinh doanh của công ty và
khấu trừ vào lương của CBCNV và người lao động như sau:
Khấu trừ 8,5% BHXH, BHYT, BHTN vào lương của CBCNV và người lao
động :
Nợ TK 3341: 24.762.800
Có TK 3383: 3.095.350
Có TK 3383: 6.190.700
Có TK 3383: 15.476.750
Trích 20% BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 622: 38.326.460
Nợ TK 6421: 26.579.300
Có TK 3383: 64.905.760
Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK 622: 5.895.577
Nợ TK 6421: 4.088.567
Có TK 3382: 9.984.144
51
Hình 4: Giao diện màn hình chứng từ các khoản trích theo lương số 08
Hình 5: Giao diện màn hình chứng từ các khoản trích theo lương số 09
52
Hiện tại, toàn bộ các khoản trích và nộp bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT,
BHTN (20%) vào chi phí kinh doanh đều được công ty hạch toán vào chung 1 tài
khoản 3383 để làm giảm nhẹ công tác kế toán.
- Trong tháng, khi phát sinh các trường hợp chi hộ BHXH như lương, các
chế độ BHXH mà người lao động được hưởng, trợ cấp 1 lần khi sinh con...kế toán
sẽ ghi nhận chi hộ cho BHXH để trả cho người lao đông và tiến hành thanh toán các
khoản đã chi hộ với cơ quan bảo hiểm
Ví dụ:
Tháng 09/2010, kế toán thanh toán chi hộ lương BHXH cho CBCNV của
tháng 08/2010 theo phiếu chi số 459 ngày 10/09 khoản tiền 781.500 như sau:
Nợ TK 3383: 781.500
Có TK 1111: 781.500
Ngày 25/10, cơ quan bảo hiểm quận Hoàn Kiếm thanh toán tiền ốm quý
3/2010 cho công ty bằng chuyển khoản theo giấy báo Có số 15 ngày 25/10 số tiền là
22.539.500. kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 1121: 22.539.500
Có TK 3383: 22.539.500
- Khi nộp các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý
quỹ, kế toán ghi nhận số tiền đã nộp
Ví dụ: Tháng 09/2010, kế toán chuyển nộp 28,5 % bảo hiểm cho bảo hiểm xã
hội quận Hoàn Kiếm bằng chuyển khoản số tiền 90.000.000 theo giấy báo Nợ số 30
ngày 21/09 như sau:
Nợ TK 3383: 90.000.000
Có TK 1121: 90.000.000
- Theo quy định, công ty được giữ lại 1% trong tổng 2% KPCĐ để chi tiêu
tại đơn vị, 1% còn lại phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ cấp trên bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản ngân hàng.
Ví dụ: Tháng 10/2010, công ty chi 1% tiền mặt kinh phí công đoàn trong
tổng quỹ lương quý 4/2010 để hoạt động theo phiếu chi 498 ngày 06/10 và chuyển
khoản nộp 1% KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ theo ủy nhiệm chi số 07 ngày 08/10
số tiền là 15.000.000. kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 3382: 30.000.000
Có TK 1111: 15.000.000
Có TK 1211: 15.000.000
- Ngoài ra, trong tháng còn phát sinh các khoản khác trừ vào lương của
công nhân viên như tiền nhà cơ quan sẽ được hạch toán trên tài khoản 3388
53
Ví dụ: Hạch toán trừ tiền nhà cơ quan tháng 09/2010 vào lương của CBCNV
số tiền 55.900 như sau
Nợ TK 3388: 55.900
Có TK 3341: 55.900
Sau khi định khoản, tất cả các số liệu này được tự động cập nhật vào các sổ
sách kế toán có liên quan: Sổ chứng từ tài khoản 3382 (Biểu 17), Sổ chứng từ tài
khoản 3383 (Biểu 18), Sổ chứng từ tài khoản 3388 (Biểu 19), Sổ cái chi tiết TK
3388 (Biểu 20), và lên sổ tổng hợp trên Sổ cái tổng hợp tài khoản 338 (Biểu 21).
54
Biểu 17: Sổ chứng từ tài khoản 3382
55
Biểu 18: Sổ chứng từ tài khoản 3383
56
Biểu 19: Sổ chứng từ tài khoản 3388
57
Biểu 20: Sổ cái chi tiết TK 338
58
Biểu 21: Sổ cái tổng hợp tài khoản 338
59
4. Sổ sách kế toán
Hiện tại, để phục vụ cho công tác tính toán, hạch toán và theo dõi tiền lương,
công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ chứng từ tài khoản 3341
- Sổ cái chi tiết tài khoản 334
- Sổ cái tổng hợp TK 334
- Sổ chứng từ tài khoản 3382, 3383, 3388
- Sổ cái chi tiết tài khoản 338
- Sổ cái tổng hợp tài khoản 338
III. Nhận xét về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
1. Ưu điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán và sắp xếp công việc: công việc kế toán cho công
ty được phân công nhiệm vụ cho từng thành viên rất rõ ràng, tạo sự chuyên môn
hóa trong các phần hành kế toán và tạo nên sự phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong
công việc, giúp cho việc cập nhập, tính toán các số liệu và cung cấp thông tin một
cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ: hệ thống chứng từ tương đối
đầy đủ, đảm bảo theo dõi toàn bộ quá trình làm việc và khối lượng công việc hoàn
thành. Việc luân chuyển chứng từ khá tuần tự, hợp lý và chính xác theo trình tự kế
toán tạo thuận tiện cho việc tính lương nhanh chóng, đầy đủ.
Về sổ sách kế toán: tương đối đầy đủ, kết cấu sổ tương đối hợp lý, phù hợp
với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo theo dõi chi tiết phát sinh trong
kỳ về sản xuất kinh doanh
Về hạch toán: nhờ sự trợ giúp của hệ thống máy tính và phần mềm máy tính
mà việc ghi chép, tính toán, phản ánh công việc kế toán đảm bảo kịp thời, đầy đủ,
chính xác về tình hình hiện có cũng như sự biến động về tiền lương và các khoản
trích theo lương.
Về hình thức trả lương: công ty áp dụng chế độ chia lương khoán sản phẩm,
làm cho người lao động quan tâm đến khối lượng công việc, chất lượng sản phẩm,
có động lực thúc đẩy hoàn thành khối lượng lao động, nâng cao năng suất lao động.
Về công tác chi trả lương: công ty áp dụng việc tạm ứng lương 2 lần trong
kỳ và quyết toán lương vào đầu tháng sau khá hợp lý, vừa kiểm soát lượng tiền mặt
lưu thông trong công ty, vừa giúp người lao động quản lý tiền lương của họ và chi
tiêu một cách hợp lý. Hiện tại, công ty thực hiện chi trả lương cho toàn phân xưởng,
phòng ban rồi các phòng ban tự chia lương cho các thành viên và nộp lại số liệu
60
lương cho phòng kế toán làm giảm nhẹ công tác kế toán cho nhân viên trong phòng
kế toán.
Về việc tuân thủ pháp luật: Công ty đã tuân thủ, thực hiện tốt các quy định
về chính sách, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm và các chế độ tài chính hiện
hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn song vẫn đảm
bảo tính pháp lý; cập nhật đầy đủ và áp dụng kịp thời, chính xác những thay đổi của
nhà nước vào tình hình thực tiễn trong công ty.
2. Tồn tại
Về tài khoản sử dụng: nhìn chung, công ty sử dụng các tài khoản là hợp lý,
song có TK sử dụng chưa đúng theo quy định mặc dù việc sử dụng đó là sự vận
dụng sáng tạo, linh động: công ty đã hạch toán toàn bộ các khoản bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào tài khoản 3383.
Về hạch toán: như đã nói ở trên, công ty còn chưa hạch toán đúng các khoản
trích theo lương theo đúng chế độ quy định
Về sổ sách sử dụng: hệ thống sổ sách còn chưa hợp lý: công ty sử dụng 2 sổ
chi tiết là Sổ cái chi tiết và Sổ chứng từ có kết cấu và nội dung tương đối giống
nhau, vừa tạo sự trùng lặp không cần thiết, vừa gây phức tạp trong việc theo dõi
phát sinh trong tháng. Do đó, chỉ nên duy trì sử dụng một sổ chi tiết.
Về công tác chi trả lương: việc trả lương cho toàn phân xưởng, phòng ban
rồi các phòng tự chia lương cho các thành viên, tuy được sự thống nhất về số tiền
lương và cách thức chi trả của tất cả các thành viên nhưng việc trả lương như vậy
gây cản trở và thụ động cho phòng kế toán trong việc tính lương của từng người, lại
làm tăng khối lượng công tác kế toán, do phải đợi các phòng ban chép tay, gửi lại sổ
lương. Hơn thế nữa, với hình thức trả lương này, công ty phải chi lương bằng tiền
mặt cho các phân xưởng, phòng ban, tạo nên sự di chuyển tiền mặt trong công ty
tương đối lớn, lại phải rút tiền mặt từ ngân hàng về công ty và xuất quỹ trả tiền
lương rồi chia lương cho từng người.. Vì vậy, xét trong tình hình hiện tại cùng với
những định hướng, kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế của nhà nước,
công ty nên chọn phương án khác thay thế cho việc trả tiền bằng tiền mặt đang áp
dụng, mà sâu xa hơn là cách thức trả lương.
Việc thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội: hiện nay, việc nộp các khoản
tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm do phòng kế toán thực hiện, cụ thể là thủ quỹ,
và việc so sánh đối chiếu việc thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội do phòng Tổ
chức-Hành chính thực hiện. Tuy nhiên, 2 phòng còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ,
thông tin đôi khi còn chưa được cập nhật một cách kịp thời, do đó ảnh hưởng không
61
nhỏ đến việc tính lương chế độ, trích bảo hiểm cho người lao động và tính chi phí
lương trong doanh nghiệp. (Biểu 22)
Về hệ thống máy tính trong việc thực hiện công tác kế toán: hiện tại công ty
vẫn đang sử dụng hệ thống máy tính cũ mà khối lượng công tác tập hợp, tính lương
của mỗi phân xưởng, phòng ban khá phức tạp, nên đôi khi chưa đáp ứng được nhu
cầu cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán.
62
Biểu 22: Thông báo đóng BHYT, BHTN, BHXH của cơ quan Bảo hiểm
63
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất quan trọng và phức tạp, nó có mối
quan hệ tác động qua lại với các yếu tố: kinh tế, chính trị- xã hội của mỗi quốc gia
trong từng giai đoạn phát triển.
Đối với doanh nghiệp: mục tiêu chính của các doanh nghiệp luôn là tìm kiếm
lợi nhuận, mà vấn đề cụ thể được các doanh nghiệp quan tâm đều là làm thế nào để
hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao năng suất lao động. Tiền lương và các khoản
trích theo lương là một trong những khoản chi chủ yếu và khá lớn ở nhiều doanh
nghiệp, là một trong 3 yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và liên quan trực
tiếp đến chi phí kinh doanh.
Đối với người lao động, tiền lương là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm
việc cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là nguồn lợi kinh tế chủ yếu của người lao
động. Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của tiền lương càng
lớn. Với người lao động tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích thích
năng lực sáng tạo, tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu
và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý
hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý mà không chú ý đến lợi ích cuả người lao
động thì nguồn nhân lực đó sẽ cạn kiệt, giảm sút chất lượng, làm hạn chế động cơ
cung ứng sức lao động.
Đối với xã hội, tiền lương hay thu nhập, mức sống của người lao động là cơ
sở đánh giá mức phát triển của con người trong xã hội, cũng như xã hội đó.
Đối với nhà nước, kế toán lương chính xác giúp nhà nước thu được các
khoản thu đầy đủ như BHXH, BHYT, KPCĐ, giúp người lao động được hưởng các
lợi ích kịp thời, chính đáng, khích kệ tinh thần cho người lao động khi họ gặp khó
khăn, ốm đau, bệnh tật, thai nghén...
Chính vì vậy việc bố trí, sắp xếp lao động, chọn mức lương, hình thức trả
lương, tính toán, và hạch toán lương cho người lao động một cách thoả đáng, hợp lý
và chính xác sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí lao động từ
đó mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra
được tốt và hiệu quả, mang lại lợi ích xứng đáng cho người lao động, thúc đầy và
mang lại tinh thần nhân văn cho xã hội phát triển.
64
II. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện
Với tình hình kinh tế, cơ chế quản lý và các chế độ, thể lệ kế toán hiện nay
đòi hỏi việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương đáp ứng các
yêu cầu và nguyên tắc sau:
- Hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương phải dựa trên căn
cứ có khoa học về nghiệp vụ kế toán, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của
từng doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ
chức công tác kế toán.
- Việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương phải phù
hợp với cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách kinh tế, các quy định về tiền lương,
về hạch toán kế toán mà Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ban hành.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện phải đạt được các mục đích yêu cầu về độ
chính xác, tính hợp lý, đầy đủ, dễ hiểu, rõ ràng, đảm bảo cho việc luân chuyển
chừng từ, đối chiếu số liệu dễ dàng, tiện cho việc theo dõi, kiểm tra đối với cả cấp
trên và người lao động.
- Việc hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách hữu ích nhất
với thời gian và chi phí kế toán tiết kiện nhất, giảm được các phần việc không cần
thiết, đồng thời không gây ảnh hưởng hoặc có thể tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa
trong kế toán.
Việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương dựa vào các yêu
cầu và nguyên tắc trên sẽ đảm bảo cho kế toán được hợp lý, khoa học, đem lại hiệu
quả thiết thực cho doanh nghiệp trong việc tính và hạch toán lương, phục vụ tốt cho
quản trị doanh nghiệp.
III. Các giải pháp kiến nghị
1. Giải pháp về hoàn thiện hạch toán và sử dụng hệ thống tài khoản
Theo nguyên tắc, khi trích bảo hiểm y tế, kế toán phải hạch toán vào tài
khoản 3384, bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào tài khoản 3389, nhưng hiện nay
công ty hạch toán 2 khoản trên vào tài khoản 3383. Do đó, để theo dõi thuận tiện và
hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán,
Khi trích BHYT, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Nợ TK 622
Nợ TK 6421
Có TK 3383
Khi trích BHTN, kế toán ghi:
65
Nợ TK 334
Nợ TK 622
Nợ TK 6421
Có TK 3389
2. Giải pháp về việc hoàn thiện việc tính toán và chi trả lương.
Như đã nói ở trên, hiện nay, phòng kế toán không tính và chi trả lương cho
từng thành viên trong công ty (ngoại trừ Ban Giám đốc) mà chỉ tính lương và chi trả
lương bằng tiền mặt cho toàn bộ một phân xưởng, một phòng ban. Sau đó các bộ
phận tự chia lương cho các thành viên theo những căn cứ đã được thống nhất của cả
bộ phận. Với việc tính và chi trả lương như vậy tạo ra nhiều khiếm khuyết trong hệ
thống kế toán lương, BHXH và tính chi phí trong doanh nghiệp.
Nhìn vào biểu 18, ta thấy tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN (28,5%) mà
công ty khấu trừ vào lương và tính vào chi phí của doanh nghiệp là 69.708.604 (=
24.818.700 + 44.222.037+ 30.667.867), tuy nhiên nhìn vào bảng 19, thì tổng số tiền
BHXH, BHYT, BHTN (28,5%) mà công ty phái trích đóng mà cơ quan BHXH đã
tính toán phải là 90.961.363. Có thể thấy, do dự phối hợp thiếu chặt chẽ của phòng
Kế toán – Tài chính và phòng Tổ chức – Hành chính là một trong những nguyên
nhân gây nên sự chênh lệch nói trên. Nếu bộ phận kế toán có sự phối hợp chặt chẽ
với phòng Tổ chức – Hành chính, thông tin được cập nhật kịp thời, có chế độ theo
dõi cụ thể hệ số lương cấp bậc, phụ cấp của từng người sẽ không xảy ra việc tính
thiếu số tiền trên, cũng như tính chính xác số tiền chế độ cấp bậc của người lao
động được hưởng trong tháng, từ đó tính đúng, khách quan tiền lương của mỗi
người và tạo nên sự chính xác trong việc hạch toán chi phí của doanh nghiệp và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước. Sự chủ động trong việc
tính lương như vậy giúp kế toán thuận tiện trong công tác chi trả lương thông qua
hệ thống ngân hàng (trả lương qua thẻ), giảm thiểu đáng kể một khối lượng lớn tiền
mặt thường xuyên lưu thông trong đơn vị, giảm thiểu những công việc kế toán
không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực.
Để khắc phục những nhược điểm trên, mỗi bộ phận nên có một bảng chấm
công, để biết được số ngày thực tế làm việc của mỗi công nhân, hệ số cấp bậc, phụ
cấp, BHXH, lương khác mà mỗi người được hưởng và phải có nghiã vụ nộp. Từ đó
bộ phận kế toán sẽ chủ động và tạo nên tính khách quan trong việc tính lương, khấu
trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN), trả lương cho người lao động (trả qua thẻ), và
thực hiện dễ dàng hơn các nghĩa vụ đối với nhà nước, cùng nhà nước thực hiện
những chính sách đã đề ra (kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế,
66
kiểm soát số tiền lương thực tế của mỗi công dân và kiểm tra nghĩa vụ của mỗi công
dân....).
Công ty có thể sử dụng mẫu biểu Bảng chấm công dưới đây để tham khảo:
67
Biểu 23: mẫu Bảng chấm công
68
3. Giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống sổ sách sử dụng
Công ty đã rất linh hoạt và chủ động trong việc xây dựng hệ thống sổ sách
cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và hạch toán trong công ty, tuy nhiên
việc sử dụng cả Sổ chứng từ và Sổ cái chi tiết cho cùng một tài khoản là không cần
thiết, nó đều mang tính chất là sổ chi tiết cho một tài khoản. Để thuận tiện cho việc
theo dõi, ta chỉ cẩn sử dụng một sổ chi tiết là Sổ cái chi tiết mà không sử dụng Sổ
chứng từ đang dùng nữa.
Sau đây là mẫu Sổ cái chi tiết mới mà công ty có thể tham khảo sử dụng:
Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
SỔ CÁI CHI TIẾT Dư có (nợ) đầu kỳ:
Tài khoản Phát sinh nợ:
Từ ngày đến ngày Phát sinh có:
Dư có (nợ) cuối kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Phát sinh
Ngày
tháng
Số Nợ Có
A B D E 1 2
NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu 24: mẫu Sổ cái chi tiết
4. Giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống máy tính
Do những thay đổi và những nhược điểm đã nói ở phần trên, công ty In báo
Nhân Dân Hà Nội và công ty thiết kế phần mềm kế toán cần có những trao đổi để
có những ứng dụng mới, bổ sung, hỗ trợ, chỉnh sửa để thực hiện những thay đổi về
hệ thống sổ sách, cách tính toán tạo sự dễ dàng và chính xác trong việc tính lương
của từng phân xưởng, từng thành viên trong công ty và tính chi phí trong đơn vị.
69
Hơn thế nữa, công ty cần trang bị cho bộ máy kế toán hệ thống máy tính mới
thay thế cho hệ thống máy tính cũ nhằm đáp ứng yêu cầu và phục vụ tốt cho khối
lượng công việc mà kế toán phải thực hiện, tăng hiệu quả và năng suất lao động cho
đội ngũ kế toán viên nói riêng, cho toàn công ty nói chung.
IV. Các điều kiện thực hiện giải pháp
Việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích
theo lương là một yêu cầu tất yếu của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội nói riêng và
của các doanh nghiệp nói chung. Để hoàn thiện được công tác trên thì bên cạnh
những quy định của Nhà nước phải thường xuyên có sự điều chỉnh để phù hợp với
lợi ích của người lao động, với sự phát triển của xã hội, thì mỗi doanh nghiệp cũng
phải chủ động, linh hoạt hoàn thiện mình.
Do các giải pháp đặt ra không bị phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên
ngoài nên nội bộ doanh nghiệp cần chủ động tự thay đổi mình, cần có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban để công tác tính, hạch toán, đối chiếu,
kiểm tra trong kế toán nói riêng và các bộ phận khác nói chung được dễ dàng, thuận
tiện. Cấp trên phải thực sự quan tâm đến người lao động, đến lợi ích của người lao
động, từ đó có sự theo dõi, kiểm tra công tác kế toán. Đội ngũ nhân viên kế toán cần
phát huy tính năng động, nhanh nhẹn, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc để tránh những sai sót không đáng có khi tính toán và hạch toán, nhằm
đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động.
Đối với những giải pháp cần sự kết hợp với các đơn vị bên ngoài, công ty
cần chủ động đề nghị, nhiệt tình tham gia, phối hợp để tạo ra những sự biến đổi kịp
thời, cần thiết phục vụ cho hoạt động của công ty mình một cách nhanh chóng,
thuận tiện và tốt nhất có thể.
Việc tính, hạch toán lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao
động . Do đó việc hoàn thiện công việc này cần luôn được các doanh nghiệp đề cao
xây dựng và thực sự thực thi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp,
mang lại lợi ích xứng đáng và đầy đủ cho người lao động.
70
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là
trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, thì tiền lương - lao
động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít với nhau,
mối quan hệ tương hỗ, qua lại. Do đó, hạch toán chính xác, đầy đủ tiền lương và các
khoản trích theo lương là tiền đề, là cơ sở để xác định chi phí, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty, xác định thu nhập và phúc lợi mà người lao động
được hưởng, đồng thời tạo điều kiện để thu nhập của công nhân viên ngày càng ổn
định và tăng thêm.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội, em thấy kế
toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty đã thực hiện khá đầy đủ và
chính xác các cơ chế chính sách của Nhà nước, cũng như đáp ứng được một cách
tương đối thực tế tình hình nền kinh tế hiện nay. Việc hạch toán, quản lý, tương đối
rõ ràng, chặt chẽ do đó đảm bảo cho việc theo dõi, kiểm tra tình hình lương, thu
nhập của người lao động và chi phí của công ty.
Báo cáo thực tập này được em trình bày bằng những kiến thức của mình đã
được học tập ở trường và những kinh nghiệm trong kỳ thực tập vừa qua. Những
phân tích, đề xuất trên đây với góc nhìn của một sinh viên thực tập tại công ty mà
hoạt động kinh doanh mang tính chất đặc thù, giữa kiến thức được học với thực tiễn
còn có một khoảng cách, do vậy, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót
và chưa trọn vẹn, em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp và giúp đỡ sửa chữa của
các thầy các cô để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các cô chú,
các anh chị trong Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội, chú Nguyễn Tạo Hữu – Trưởng
phòng Tài chính – Kế toán đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công
ty đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính,
2007.
2. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, Giáo trình Kế toán Thuế, NXB Tài chính, 2007.
3. PGS.TS Phạm Quang, Bài tập Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp,
NXB Kinh tế quốc dân, 2007.
4. Bộ Tài chính, Chế độ Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2007.
5. TS Trương Thị Thủy, Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài
chính, 2007.
6. Quyết định 15/ 2006 QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 6
năm 2006.
7. http://www.in-nhandan.vn
8. http://nghiepvuketoan.vn
9. http://thaybauthkt.com
10. http://camnangketoan.com
11.http://webketoan.webs.com
12.http://ketoanthue.vn
13.http://www.webketoan.vn
14.http://www.ketoanmay.com
15.http://www.ketoan.hay.vn
16.http://www.kiemtoan.com.vn
17.http://www.tapchiketoan.com
18.http://www.hoiketoan.net
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo

More Related Content

What's hot

Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGLÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên ViệtBáo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên ViệtDương Hà
 
Kế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươngKế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươnghungmia
 
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...sighted
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
ke toán lương và các khoản trích theo lương
ke toán lương và các khoản trích theo lươngke toán lương và các khoản trích theo lương
ke toán lương và các khoản trích theo lươngPhương Thảo Vũ
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Loan Nguyen
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013Công ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lươngKế toán tiền lương
Kế toán tiền lươngNgọc Chốp
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngYuukiTrinh123
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 

What's hot (20)

Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGLÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
 
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáoĐề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
Đề tài: Tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty Quảng cáo
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 Báo cáo thực tập kế toán tiền lương Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên ViệtBáo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
 
Kế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươngKế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lương
 
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
ke toán lương và các khoản trích theo lương
ke toán lương và các khoản trích theo lươngke toán lương và các khoản trích theo lương
ke toán lương và các khoản trích theo lương
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may xuất khẩu Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may xuất khẩu Việt Thái, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may xuất khẩu Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty may xuất khẩu Việt Thái, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
 
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lươngKế toán tiền lương
Kế toán tiền lương
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệpBáo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại ngân hàng Agribank Thanh Hóa, 9đ
Đề tài: Kế toán tiền lương tại ngân hàng Agribank Thanh Hóa, 9đĐề tài: Kế toán tiền lương tại ngân hàng Agribank Thanh Hóa, 9đ
Đề tài: Kế toán tiền lương tại ngân hàng Agribank Thanh Hóa, 9đ
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 

Viewers also liked

Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...Dương Hà
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...Thịnh Nguyễn
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Dương Hà
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Dương Hà
 

Viewers also liked (15)

Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...
Khóa luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phầ...
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 

Similar to Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo

Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhânhieu anh
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhânluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà NamNguyen Minh Chung Neu
 
Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01Thong Ckip
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnThong Ckip
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân luanvantrust
 
On tap | kinh doanh báo chí |
On tap | kinh doanh báo chí |On tap | kinh doanh báo chí |
On tap | kinh doanh báo chí |Nick Lee
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...luanvantrust
 

Similar to Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo (20)

Lv (10)
Lv (10)Lv (10)
Lv (10)
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Việt Lập, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Việt Lập, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Việt Lập, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Việt Lập, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty in và Thương mại Nhật Sơn.doc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty in và Thương mại Nhật Sơn.docNâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty in và Thương mại Nhật Sơn.doc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty in và Thương mại Nhật Sơn.doc
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty Minh Hòa Thành, 9 điểm.docx
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty Minh Hòa Thành, 9 điểm.docxHoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty Minh Hòa Thành, 9 điểm.docx
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty Minh Hòa Thành, 9 điểm.docx
 
Kế toán vốn bằng tiền và nghiệp vụ phải thu tại công ty van công nghiệp Minh ...
Kế toán vốn bằng tiền và nghiệp vụ phải thu tại công ty van công nghiệp Minh ...Kế toán vốn bằng tiền và nghiệp vụ phải thu tại công ty van công nghiệp Minh ...
Kế toán vốn bằng tiền và nghiệp vụ phải thu tại công ty van công nghiệp Minh ...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán công ty dệt Hà Nam
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 
Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docxBáo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
 
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docxBáo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
Báo cáo tổng hợp về công ty xuất nhập khẩu minh hòa thành.docx
 
On tap | kinh doanh báo chí |
On tap | kinh doanh báo chí |On tap | kinh doanh báo chí |
On tap | kinh doanh báo chí |
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh ng...
 

More from Dương Hà

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPDương Hà
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢDương Hà
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Dương Hà
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...Dương Hà
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPDương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝDương Hà
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Dương Hà
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Dương Hà
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Dương Hà
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Dương Hà
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiDương Hà
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Dương Hà
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Dương Hà
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từDương Hà
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankDương Hà
 

More from Dương Hà (20)

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
 

Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiền lương được coi là một trong những chính sách hàng đầu của kinh tế xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Nó liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, cuộc sống của người lao động và là một thước đo của một quốc gia. Đặc biệt với tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển đầy tiềm ẩn, vật giá leo thang không ngừng, chỉ có tiền lương dường như vẫn đang chuyển động tại chỗ và ngày càng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, thì vấn đề tiền lương ngày càng được quan tâm. Đứng ở góc độ kế toán doanh nghiệp, tiền lương là khoản chi phí khá lớn, cấu thành nên giá thành sản phẩm, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động tích cực cống hiến. Việc chi trả lương hợp lý cho người lao động sẽ tiết kiệm được chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, củng cố tinh thần cho người lao động, kích thích người lao động quan tâm đến sản xuất, tạo điều kiện phát triển sản xuất của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế quản lý kinh tế, tiền lương là một vấn đề cấp hiết, vì vậy cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay đòi hỏi tiền lương cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện sao cho phù hợp để thực sự là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề trên, đứng ở góc độ kế toán trong doanh nghiệp là phải tổ chức tốt việc tính và hạch toán tiền lương hợp lý, chính xác giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, bảo đảm việc chi trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước. Chính vì vậy mà việc tính và hạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bải hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán lương và các khoản trích theo lương nói riêng, góp phần cho công ty phát triển ổn định bền vững.
  • 2. 2 3. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài của mình, bằng các kiến thức đã học, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát, phỏng vấn - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Phương pháp phân tích, thống kê - Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 4. Đóng góp của đề tài Sau thời gian thực tập tại công ty, với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc hoàn thiện hệ thống kế toán, em hy vọng những ý kiến đóng góp của mình có thể giúp công tác kế toán tại công ty nói chung, đặc biệt là kế toán lương và các khoản trích theo lương nói riêng ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả. Từ đó, mang lại những thông tin chính xác, kịp thời, đáng tin cậy giúp ban giám đốc có những quyết định sáng suốt, đúng đắn trong hoạt động chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày với kết cấu gồm 3 phần như sau: Chương I: Đặc điểm về tổ chức và quản lý kinh doanh ở Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội Chương II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội Chương III. Các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội
  • 3. 3 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH Ở CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội. - Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên in báo Nhân Dân Hà Nội. - Tên gọi tắt: Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội. - Tên tiếng anh: Nhan Dan Ha Noi Printing company limited. - Tên viết tắt: Nhan Dan Ha Noi printing co.,ltd. - Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 15 phố Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 84-4-38269094 - Fax: 84-4-38256124 - Email: giaodich@in-nhandan.vn - Website: www.in-nhandan.vn Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội thành lập theo quyết định số 1441/QĐ-UB ngày 07/04/1996 của Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp và giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104009336 ngày 01/02/2010 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ của đơn vị theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 51.088.974.175 đồng. - Ngày 30/4/1955, Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội thành lập với tên gọi Nhà in báo Nhân Dân có trụ sở chính tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội và Bộ chủ quản là Bộ Biên tập báo Nhân Dân, với mục đích là trực tiếp sản xuất, phát hành báo Đảng, đưa tiếng nói của Báo chí nói chung và tiếng nói của Đảng nói riêng đến đông đảo quần chúng nhân dân. - Tháng 4/1990, nhằm tập trung hóa các cơ sở in của Đảng, công ty được đặt dưới sự quản lý của Ban Tài Chính - Quản trị Trung ương và mang tên mới là Nhà in Nhân Dân Hà Nội 1. - Năm 1992, công ty chuyển toàn bộ từ 24 Tràng Tiền sang 15 Hàng Tre và bàn giao cơ sở 24 Tràng Tiền để Ban Tài chính-Quản trị Trung ương quản lý. - Năm 1995, theo quyết định của Bộ Chính trị, công ty được giao lại cho Bộ Biên tập báo Nhân Dân và mang lại tên trước đây là Nhà in báo Nhân Dân Hà Nội.
  • 4. 4 - Năm 2010, thực hiện Luật Doanh Nghiệp, công ty đã chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH một thành viên (Báo Nhân Dân được ủy quyền sở hữu) và từ tháng 2/2010 mang tên mới là Công ty TNHH Một thành viên in báo Nhân Dân Hà Nội (tên giao dịch tiếng việt là Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội). Trong suốt 55 năm hoạt động cống hiến của công ty, Nhà nước đã khen tặng Tập thể CBCNV Công ty Huân chương Lao động hạng Ba (1960); Huân chương Lao động hạng Nhì (1980), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1985), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2000), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2005). Từ nhiều năm nay, Đảng bộ Công ty liên tục được công nhận là Đảng bộ TSVM; hai năm gần đây, Công đoàn Công ty được công nhận là đơn vị có hoạt động Công đoàn xuất sắc của Thành phố Hà Nội. Đối với cá nhân CBCNV các thế hệ, Nhà nước đã trao tặng (hoặc truy tặng) 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 04 Huân chương Lao động hạng Nhì, 04 Huân chương Lao động hạng Ba; 98 Huân, Huy chương Chống Mỹ. Báo Nhân Dân đã tặng 225 Huy chương/Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Báo Nhân Dân; một số Bộ, Ngành và tổ chức chính trị xã hội đã tặng Kỷ niệm chương cho 237 CBCNV các thế hệ. 2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ in của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội 2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty - In báo Nhân Dân hàng ngày và các ấn phẩm khác của báo Nhân Dân; các văn kiện chính trị của Đảng, Nhà nước; - In ấn và kinh doanh liên quan đến ngành in: + In sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch, ấn phẩm quảng cáo, tài liệu hội thảo, hội nghị, giấy tờ quản lý, các loại bao bì, nhãn hàng và các ấn phẩm khác; + Chế bản, gia công các sản phẩm sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch, ấn phẩm quảng cáo, tài liệu hội thảo, hội nghị, giấy tờ quản lý, các lại bao bì, nhãn hàng và các ẩn phẩm khác. + Kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thay thế và các thiết bị ngành in; + Sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm các loại; - Dịch vụ liên quan đến ngành in: + Dịch vụ tư vấn lập dự án kinh tế, kỹ thuật về ngành in; + Dịch vụ tư vấn lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị ngành in; + Dịch vụ đào tạo chuyên viên kỹ thuật và quản trị viên ngành in; + Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh.
  • 5. 5 - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 2.2 Quy trình công nghệ in Quy trình in báo tại Công ty in báo Nhân Dân là một quy trình khép kín, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất theo khối lượng lớn và sản xuất hàng loạt, nguyên vật liệu chính để sản xuất là giấy, mực in đen và mực in màu, sản phẩm chủ yếu là các loại báo, tạp chí đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm hoàn thành đa phần không nhập kho mà kết hợp với Phòng Điều độ SX và Marketing xuất thẳng giao trả ngay cho khách hàng. Chỉ có những sản phẩm là sách in phải gia công đóng, xếp tại các gia đình phải nhập kho khi đã là thành phẩm. Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ in sản phẩm Sau khi nhận bài và ảnh từ tòa soạn báo chuyển đến thì công nghệ in được tiến hành theo sơ đồ khép kín, trong đó: Tổ Chữ ảnh – Vi tính: nhận bài do Phòng Điều độ SX và Marketing chuyển tới, nạp bài vào máy tính, in laser các bài thành các cột và các típ bài theo yêu cầu. Tổ sách gia công SP Tổ máy đóng xén liên hoànTổ gấp thủ công PX Máy in PX Chế bản Tổ máy in OPSET tờ rờiTổ máy in OPSET cuốn Tổ giao nhận sản phẩm để phát hành Tổ máy cắt xén P. Điều độ sx-Marketing
  • 6. 6 Làm ảnh đen trắng và phân màu điện tử cho ảnh màu. Phơi bản CTP đã được định dạng các trang báo, tạp chí ... làm lên bản nhôm đã có phủ hóa chất để tạo khuôn in. Khi đã có khuôn in, các tổ in nhận khuôn in và tiến hành in. Các tổ in lập khuôn in lên máy in, điều chỉnh mực... để in ra sản phẩm. Ở phân xưởng máy in gồm 4 tổ sản xuất vận hành máy in MERCURY I, II, III, IV: chuyên in báo nhân dân chủ nhật và các tạp chí, sách báo khác. Mỗi ngày các tổ sẽ in từ 40.000 đến 45.000 tờ/ giờ. Phân xưởng sách gồm Tổ Đóng xén liên hoàn, Tổ Máy dao hoạt động như sau: các sản phẩm in hoàn thành đa phần không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng. Riêng một số sản phẩm sau khi in xong được đưa sang Phân xưởng Sách để thực hiện công việc cuối cùng như gấp, đóng, xén. Sau đó giao sản phẩm đã hoàn chỉnh là các cuốn tạp chí, sách ... được chuyển cho bộ phận giao nhận sản phẩm để phát hành. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Bộ máy quản lý sản xuất của công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng (Giám đốc) – người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất. Các phòng ban gồm có: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Điều độ sản xuất và Marketing, Phòng Kỹ thuật, Phòng Vật tư. Bộ phận sản xuất gồm có: Phân xưởng Máy in, Phân xưởng Chế bản, Phân xưởng Sách. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ như sau:
  • 7. 7 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội Ban Giám Đốc P. Tài chính Kế toán P. Kỹ thuật Tổ cơ điện P. Điều độ SX và Marketing Tổ Giao báo PX Máy cuốn Tổ máy in số 1 Tổ máy in số 2 Tổ máy in số 3 Tổ máy in số 4 Tổ bốc vácP. Vật tư PX Chế bản Tổ in POD Tổ in tờ rời ờ Tổ Chữ ảnh – Vi tính Tổ sửa bài Nhân Dân PX Sách Tổ Máy đóng xén liên hoàn Tổ Máy dao P. Tổ chức hành chính Tổ bảo vệ
  • 8. 8 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận được phân công một cách rõ ràng, và được thể hiện cụ thể như sau: Ban Lãnh đạo gồm Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. - Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty. Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản về mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho Chủ tịch kiêm Giám đốc, được Chủ tịch kiêm Giám đốc ủy quyền giải quyết việc thay khi Chủ tịch kiêm Giám đốc vắng mặt. - Kế toán trưởng phụ trách phòng Tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo về công tác tài chính kế toán của công ty. Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban Lãnh đạo, đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất. Bao gồm: - Phòng Tổ chức hành chính: triển khai thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp và CBCNV. Thực hiện công tác tôt chức cán bộ nhân sự, các công việc về chính sách quản trị cũng như các hoạt động đối nội, đối ngoại của công ty. Tổ bảo vệ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho công ty 24/24h, bảo vệ tài sản vật tư thiết bị chống thất thoát. Về mặt chính trị nâng cao ý thức cảnh giác, chống âm mưu phá hoại của kẻ thù. - Phòng Tài chính Kế toán: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. - Phòng Điều độ SX và Marketing : nhận bài và ảnh từ tòa soạn báo chuyển tới, lập kế hoạch sản xuất và giao thời gian sản xuất, tiến hành giao nhận sản phẩm với khách hàng, khai thác ký kết hợp đồng với khách hàng. - Phòng Vật tư: hoàn thành công việc cũng như cấp phát vật tư để tiến hành sản xuất cho các phân xưởng bộ phận, thực hiện điều hành quá trình sản xuất cho đến khi hoàn thành công việc. Bảo quản hàng hóa, cung cấp vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch dữ trữ, cung cấp vật tư chính xác, hợp lý. - Phòng Kỹ thuật: quản lý sửa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm hoàn thành . - Các phân xưởng sản xuất: thực hiện quá trình sản xuất, in báo, in tài liệu. Điều hành sản xuất tập trung chủ yếu từ Phòng Điều độ SX và Marketing, Phòng
  • 9. 9 Kỹ thuật và các phân xưởng thừa hành. Có 3 phân xưởng sản xuất, bao gồm: phân xưởng Máy cuốn, phân xưởng Chế bản và phân xưởng Sách: Phân xưởng Chế bản gồm 4 tổ, thực hiện các công việc thuộc khâu trước in: chỉnh sửa, lên khuôn, kỹ thuật số... Phân xưởng Máy cuốn gồm 4 tổ máy, thực hiện công việc in báo. Phân xưởng Sách gồm 2 tổ, thực hiện các công việc thuộc khâu sau in: cắt báo, lồng báo thành báo thành phẩm. II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, quản lý tài chính trong phạm vi Công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thống kê kế toán và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện dầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của Kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hóa của các cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, quản lý nên bộ máy kế toán của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội được tổ chức như sau: Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng: tổ chức và phân công công việc chuyên môn từng người với công việc cụ thể theo khả năng và tình hình thực tế cho từng người; Lập dự kiến kế hoạch sản xuất tài chính năm, thanh toán thu - chi các khoản thanh toán đã được Ban Giám Đốc phê duyệt; Quản lý và giúp Ban Giám đốc điều hành chung tất cả các công việc kế toán tài chính, thống kê và sử dụng tài sản tiền vốn trong phòng Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán kho nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán công nợ Kế toán lương, BHXH
  • 10. 10 Tài chính - Kế toán cũng như tài sản ở các phòng ban, đơn vị sản xuất trong công ty. Kế toán tổng hợp: kiểm tra đối chiếu các công việc chuyên môn giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết; Theo dõi tăng giảm tài sản cố định; Lập các khoản chi phí dự phòng; Lập kế hoạch các quỹ công ty; Kế toán Ngân hàng và các khoản vay, Kế toán thuế và các khoản nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Hàng quý lên các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ theo chế độ; Kiểm toán nội bộ: các báo cáo quyết toán tài chính quý, năm, giúp lãnh đạo công ty quản lý sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính ban hành. Ngoài ra kế toán này còn đảm nhiệm phần vật tư nhập khẩu. Kế toán kho nguyên vật liệu: theo dõi, phản ánh, kiểm tra tình hình biến động của vật tư, nguyên vật liệu trong kho. Kế toán thanh toán công nợ: kiểm tra đối chiếu giấy giao hàng, phân loại sản phẩm in lập hóa đơn bán hàng, đối chiếu công nợ với khách hàng, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Kế toán tiền lương và các khoản BHXH: hàng tháng tính lương sản phẩm và tính trừ các khoản bảo hiểm theo chế độ cho cán bộ công nhân viên công ty. Thủ quỹ: thu chi tiền mặt hàng ngày, kiểm kê và đối chiều lượng tiền tồn quỹ thực tế so với sổ sách, viết và nộp các ủy nhiệm chi, thanh toán séc qua ngân hàng, lập và nộp các khoản nhờ thu, có trách nhiệm lưu giữ chứng từ tiền mặt trong năm tài chính. 2. Hình thức kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội áp dụng hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ kế toán và quản lý. Theo hình thức kế toán này, toàn bộ công tác kế toán tài chính cũng như các nghiệp vụ theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, tình hình kinh phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện trọn vẹn tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối như: tổ chức ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán... Để phục vụ kịp thời cho việc điều hành và quản lý công ty của Giám đốc. Để thực hiện việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và in sổ theo hình thức Nhật ký chung.
  • 11. 11 : nhập số liệu hàng ngày : in sổ sách, báo cáo vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm : đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán Trình tự và phương pháp ghi sổ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh, kế toán nhập số liệu vào hệ thống phần mềm máy vi tính. Từ đó, hệ thống tự động cập nhật số liệu kế toán lên sổ nhật ký chung và các sổ, thẻ kế toán chi tiết tương ứng. Cuối tháng, quý, năm, kế toán chạy tổng hợp trên máy vi tính để lên số liệu trên các sổ tổng hợp và lập ra các báo cáo tài chính. Cuối tháng, quý năm, kế toán in ra các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu thực tế. Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội sử dụng phần mềm máy tính ACCPRO version 2001A được viết riêng cho công ty thiết kế theo hình thức kế toán ghi sổ Nhật ký chung để phù hợp với đặc tính và tình hình sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Phần mềm ACCPRO version 2001A được thiết kế gồm 3 phần hành kế toán chính bao gồm: Kế toán chung (gồm kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán công nợ, phần hành kế toán khác) Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán tài sản cố định Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN Báo cáo tài chính Báo cáo thuế Sổ kế toán tổng hợp (sổ nhật ký chung, sổ cái tổng hợp,..) Sổ kế toán chi tiết (sổ cái chi tiết,...) Máy vi tính
  • 12. 12 Hình 1: Giao diện phần mềm kế toán ACCPRO version 2001A Ngoài phần mềm nói trên, công ty còn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ khác như Word, Excel, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế...để phục vụ cho công tác kế toán. 3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty - Chế độ kế toán áp dụng: đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính - Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 dương lịch hàng năm - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (đ) - Hình thức kế toán áp dụng: kế toán trên máy vi tính Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • 13. 13 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được ghi nhận và xác định nguyên giá phù hợp với chuẩn mực số 03. TSCĐ vô hình được ghi nhận và xác định nguyên giá phù hợp với chuẩn mực 04. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí tài chính) trong kỳ khi phát sinh. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư đó. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các chi phí khác: đối với chi phí trả trước: phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động SXKD của nhiều kỳ hạch toán thuộc một hay nhiều chu kỳ SXKD nên chưa được tính vào chi phí SXKD của kỳ phát sinh. Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí kinh doanh vào từng kỳ hạch toán căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí. Các khoản chi phí trả trước được theo dõi chi tiết phát sinh tăng, giảm chi phí chưa phân bổ của từng khoản mục. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa cho trả trong kỳ này. Việc hạch toán các khoản chi trả vào chi phí SXKD kỳ được thức hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh của công ty được góp từ khi thành lập và được góp bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quỹ được hình thành từ phân phối lợi nhuận của hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phân phối quỹ được thực hiện theo quy định tại quy chế tạm thời số 1175 - QĐ/BTCQTTW ngày 06/10/2005. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận trên cơ sở phát hành hóa đơn bán hàng của khối lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là doanh thu lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt là các khoản doanh thu đó đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
  • 14. 14 III. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty trong những năm gần đây Trong 3 năm trờ lại đây (từ 2008 đến 2010), tình hình kinh doanh của công ty biến động như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm 2008 giảm gần 20 tỷ đồng, tương ứng giảm 18%, do nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng, nhu cầu đọc báo của người dân có xu hướng giảm sút, làm cho số lượng đơn đặt hàng đặt in báo với công ty cũng giảm đi, kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 1,4 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,6%. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính có chiều hướng tăng mạnh: năm 2010 tăng so với năm 2008 là hơn 237 triệu đồng, tương ứng tăng 211%. Cùng với đó các chi phí lại có chiều hướng giảm mạnh: chi phí tài chính năm 2010 so với năm 2008 giảm hơn 619 triệu đồng, tương ứng giảm 75%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 2 tỷ đồng, tương ứng giảm 30,8%. Chính điều này dẫn đến việc tuy doanh thu bán hàng giảm nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại có khuynh hướng tăng dần lên: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng hơn 1,4 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 43,37%. Hơn thế nữa, công ty cũng rất năng động trong việc tạo ra các khoản thu nhập khác, mà lại không mất quá nhiều chi phí làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trong công ty tăng lên, năm 2010 so với năm 2008 đã tăng hơn 1,54 tỷ đồng, tương ứng tăng 47,6%. Như vậy, có thể thấy, trong vài năm gần đây tuy có bị ảnh hưởng bởi sự biến động bất ổn của nền kinh tế, nhưng công ty luôn chủ động và linh hoạt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và ổn định lợi nhuận của mình.
  • 15. 15 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 1 2 3 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 88.956.520.441 119.948.915.793 108.482.100.087 2. Giá vốn hàng bán 80.101.779.351 109.538.713.709 98.234.746.590 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.854.741.090 10.410.202.084 10.247.353.497 4. Doanh thu hoạt động tài chính 349.574.612 168.232.853 112.391.785 5. Chi phí tài chính 206.609.153 1.331.196.620 825.665.980 - Trong đó: Chi phí lãi vay 69.991.153 1.331.196.620 825.665.980 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.351.154.552 5.092.198.806 6.292.391.729 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.646.551.997 4.155.039.511 3.241.687.573 8. Thu nhập khác 138.660.424 151.229.264 - 9. Chi phí khác 371.480 2 - 10. Lợi nhuận khác 138.288.944 151.229.262 - 11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.784.840.941 4.306.268.773 3.241.687.573 12. Chi phí thuế TNDN hiện hành 910.221.862 1.370.768.750 907.672.520 13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.874.619.079 2.935.500.023 2.334.015.053
  • 16. 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI I. Thực trạng tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội 1. Tình hình nguồn nhân lực trong công ty Tính đến ngày 31/10/2009, nguồn nhân lực của công ty gồm 129 cán bộ và công nhân viên. Trong đó, nhân lực kỹ thuật, quản trị chiếm 95 người bao gồm: kỹ sư ngành in 12 người; kỹ sư, cử nhân ngành nghề khác 21 người; chuyên viên quản trị 4 người; công nhân kỹ thuật ngành in 58 người. Còn lại 34 người là lực lượng lao động gián tiếp phục vụ cho sản xuất. 2. Quỹ lương 2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty được xác định như sau: Fnguån tiÒn l­¬ng = F®¬n gi¸ + Fbæ sung + Fdù phßng + Fngoµi ®¬n gi¸ Trong đó: F®¬n gi¸ : là quỹ tiền lương xác định theo đơn giá sản phẩm. Fbæ sung : là quỹ tiền lương bổ sung của công ty . Fdù phßng : là quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Fngoµi ®¬n gi¸ : là quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá của công ty như hoạt động cho thuê địa điểm 2.2 Phân bổ quỹ lương Căn cứ theo tổng quỹ lương của toàn công ty để tính tổng quỹ lương cho các đơn vị sản xuất và các bộ phận các phòng chức năng. Các đơn vị căn cứ theo tổng quỹ lương được phân bổ để tiến hành trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương do công ty quy định. 3. Phương pháp xác định quỹ tiền lương Hiện nay, công ty đã tiến hành xây dựng quy chế phân phối tiền lương áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Quy chế này được xây dựng thông Hội đồng Lao động của công ty, được tập thể nhất trí tiến hành áp dụng để tính lương, thưởng cho từng phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất. Trong mỗi phòng ban, đơn vị sản xuất lại có quy chế chia lương nội bộ cho đơn vị mình. Trong quy chế trả lương sản phẩm mà công ty áp dụng, có quy định việc trả lương cho 2 bộ phận:
  • 17. 17 - Trả lương cho các phân xưởng sản xuất - Trả lương cho các phòng chức năng Cách thức chia lương giữa các đơn vị sản xuất và các phòng ban chức năng là khác nhau. Sau đây là cách chia lương cụ thể trong từng bộ phận được quy định trong quy chế trả lương của công ty. 3.1 Phương pháp xác định quỹ tiền lương các phân xưởng sản xuất Quỹ lương của mỗi phân xưởng sản xuất gồm 2 bộ phận lương là lương sản phẩm và lương thời gian. Lương sản phẩm được tính căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra của từng phân xưởng. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng bộ phận. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều thể hiện được số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, chất lượng công việc hoàn thành... Đó chính là các báo cáo về kết quả như Báo cáo sản lượng sp quy đổi, Bảng tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số, Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời, Báo cáo nghiệm thu sản lượng in, Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử, Phiếu ghi sản xuất sản phẩm, Phiếu ghi công việc máy cắt – máy dao, Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm, Phiếu thanh toán bốc xếp, Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết,... Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (hoặc tổ trưởng) kí, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động của bộ phận mình, rồi chuyển về Phòng Kế toán – Tài chính để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Phòng Tài chính – Kế toán của công ty sẽ tiến hành tính Lương sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất dựa trên đơn giá cụ thể cho từng đối tượng lao động. Trong đó đơn giá làm căn cứ tính lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở năng suất lao động thực tế trung bình và đơn giá tính lương sản phẩm được tính toán để trả cho người lao động làm ra sản phẩm của các công đoạn: in cuộn; chế bản vi tính; in kỹ thuật số; đóng xén liên hoàn; cắt bán thành phẩm; giao nhận sản phẩm. Đơn giá của các sản phẩm trong các công đoạn trên được công ty xây dựng cụ thể, quy định cho từng bộ phận để tính tổng quỹ lương cho các phân xưởng. Căn cứ vào đơn giá sản phẩm, tổng số lượng sản phẩm, tính được lương sản phẩm của từng đơn vị sản xuất theo công thức sau: QLpxi = §Gi x SLspi Trong đó: QLpxi : là quỹ lương sản phẩm của phân xưởng i
  • 18. 18 §Gi : là đơn giá sản phẩm tiền lương sản phẩm i SLspi : là số lượng sản phẩm i Kế toán tập hợp các chứng từ xác định kết quả lao động của các phân xưởng để tính ra tổng lương sản phẩm khối sản xuất. Sau khi tính xong lương sản phẩm của mỗi bộ phận, kế toán đưa kết quả này về mỗi bộ phận để cán bộ lương của bộ phận đó tiến hành tự tính, chia lương sản phẩm căn cứ trên số ngày làm việc thực tế (công ty áp dụng chế độ lương khoán 22 ngày) cùng hệ số bình xét, và tính lương thời gian cho mỗi người. Sau đó cán bộ lương của các bộ phận gửi số liệu đã tính toán lên Phòng Kế toán – Tài chính. Phòng Kế toán – Tài chính sau khi nhận số liệu của các bộ phận gửi lên sẽ tập hợp số liệu để lên bảng Quyết toán lương cho mỗi bộ phận và làm căn cứ để lên Bảng tổng hợp quỹ lương của đơn vị và số tiền lương phải quyết toán nốt cho người lao động. Công việc tính lương do kế toán tiền lương và BHXH đảm nhận. Việc chi trả lương do thủ quỹ phụ trách. Trong tháng, công ty tạm ứng lương 2 lần vào ngày 1 và ngày 10 hàng tháng (biểu 1). Việc quyết toán số tiền lương còn lại được thực hiện vào ngày 10 tháng sau. Việc trả lương được trả cho đại diện của mỗi bộ phận (thường là tổ trưởng) số tiền lương của cả bộ phận mình. Biểu 1: Phiếu chi tạm ứng lương
  • 19. 19 Ví dụ Quỹ tiền lương Phân xưởng Máy cuốn tháng 9/2010 được xác định như sau: Trong tháng, Phân xưởng Máy cuốn tập hợp kết quả lao động trên các chứng từ là Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi, Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP và Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm. Cuối tháng, nhân viên phân xưởng nộp các chứng từ này lên Phòng Kế toán - Tài chính để xác định lương sản phẩm. Căn cứ các chứng từ biểu 2, biểu 3, biểu 4 và đơn giá cho các sản phẩm, lương sản phẩm của Phân xưởng Máy cuốn được xác định như sau: Lương sản lượng sản phẩm (biểu 2) là: 5.739.542 + 12.233.234 + 18.846.080 + 5.761.283 = 79.580.859 đ Trong tháng 9, công ty sử dụng 15 bảng theo dõi lên khuôn, với tổng số bản lên khuôn là 2748 bản. Tiền lên khuôn sản phẩm là: 2748 x 5.000 = 13.740.000 đ Tiền lồng báo đêm tính vào phân xưởng Máy cuốn (hệ số 0,0588)là: 29.807.458 x 0,0588 = 1.752.679 đ Ngoài ra, các khoản tiền sau cũng được tính vào lương sản phẩm của phân xưởng: Tiền vệ sinh công nhật: 133 lần x 50.000 = 6.650.000 đ Tiền bảo dưỡng máy định kỳ hàng tháng là: 3.840.000 đ Vậy tiền lương sản phẩm của phân xưởng Máy cuốn tháng 9/2010 là: 79.580.859 + 13.740.000 + 1.752.679 + 6.650.000 + 3.840.000 = 105.563.537 đ
  • 20. 20 Biểu 2: Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi
  • 21. 21 Biểu 3: Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP
  • 22. 22 Biểu 4: Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm
  • 23. 23 Ví dụ Quỹ tiền lương Tổ chữ ảnh vi tính tháng 9/2010 được xác định như sau: Trong tháng, Tổ chữ ảnh vi tính tập hợp kết quả lao động trên 2 chứng từ là Báo cáo kết toán công việc chế bản và Báo cáo kết toán công việc chế CTP của tổ chế bản điện tử. Cuối tháng, tổ nộp các chứng từ này lên Phòng Kế toán - Tài chính để xác định lương sản phẩm. Căn cứ các chứng từ biểu 5 và biểu 6, và đơn giá cho các sản phẩm , lương sản phẩm của Tổ chữ ảnh vi tính trong tháng 9/2010 được xác định như sau: Lương chế bản CTP bản chuẩn là: 2852 x 26.046 = 74.283.192 đ Lương chế bản CTP bản thay là: 112 x 7.814,4 = 875.213 đ Lương chế bản ảnh là 80.407.360 x 0,1296 = 10.420.794 đ Ngoài ra, do kết quả lao động tháng 8/2010 bị tính thiếu 810 bản CTP chuẩn nên được tính vào lương sản phẩm của tháng 9 như sau: 810 x 26.046 = 21.097.260 đ Vậy lương sản phẩm tháng 9/2010 của tổ chữ ảnh vi tính là 74.283.192 + 875.213 + 10.420.794 + 21.097.260 = 106.676.459 đ
  • 24. 24 Biểu 5: Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế CTP của tổ chế bản điện tử
  • 25. 25 Biểu 6: Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử
  • 26. 26 Mỗi phân xưởng sẽ tiến hành tự tính lương và chia lương cho từng thành viên trong tổ căn cứ vào: - Hệ số lương cấp bậc của từng thành viên trong tổ do các phân xưởng, tổ bình xét. - Số ngày công của từng cá nhân. Việc xây dựng hệ số lương được quy định cụ thể như sau: Hệ số lương cấp bậc của cán bộ chủ chốt: căn cứ vào hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định và xem xét về nhiệm vụ trách nhiệm được giao cho cán bộ quản lý trong công ty. Ngoài ra, căn cứ vào hệ thống thang bảng lương của các Nhà máy, xí nghiệp in khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua họp bàn đã đi đến thống nhất về việc xếp hệ số lương cấp bậc cho cán bộ quản lý phân xưởng. Hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất: trong khung hệ số đã quy định, các đơn vị sẽ căn cứ theo các tiêu chí để bình xét hệ số cho từng cá nhân theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các tiêu chí đưa ra bình xét là: - Căn cứ vào mức độ phức tạp về chuyên môn của công việc được giao ; mức độ đòi hỏi về trình độ đào tạo, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế (theo phân nhóm chức danh) - Căn cứ vào khổi lượng công việc được giao. - Căn cứ vào mức độ hao tốn thời gian mà người lao động bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ. - Căn cứ vào chất lượng công việc, mức độ hoàn thành công việc được giao. - Căn cứ vào mức độ trợ giúp đồng nghiệp khi cần thiết. - Ngoài ra còn có tiêu chí phụ, căn cứ vào thâm niên đảm nhiệm công việc từ 10 năm trở lên, hoặc thâm niên phục vụ công tác trong công ty, với nam là 30 năm trở lên, nữ là 25 năm trở lên thù được hệ số phụ cấp tối đa là 0,5. Căn cứ theo các tiêu chí trên, mỗi đơn vị sẽ tự bình xét cho các thành viên trong tổ của mình và đưa ra hệ số cụ thể cho từng cá nhân. Phương pháp chia lương cụ thể trong từng đơn vị: Bước 1: tính ngày công quy đổi (NCQĐ) trên cơ sở hệ số đã bình xét NCQ§i = HSi x NCi Trong đó : HSi : hệ số bình xét của công nhân i NCi: ngày công làm việc thực tế của công nhân i Bước 2 : tính tổng ngày công quy đổi của đơn vị (TNCQĐ) TNCQ§ = NCQ§1 + NCQ§2 + ........ NCQ§n Trong đó : n là số thành viên trong đơn vị
  • 27. 27 Bước 3 : tính đơn giá một ngày công quy đổi (ĐGNCQĐ) Trong đó : QL : quỹ lương của đơn vị TNCQĐ : tổng ngày công quy đổi Bước 4 : tính mức lương sản phẩm của mỗi thành viên theo đơn giá 1 ngày công quy đổi và số ngày công quy đổi LSPi = §GNCQ§ x NCQ§i Trên đây là cách thức chia lương sản phẩm cho từng thành viên trong đơn vị sản xuất. Tổng thu nhập của từng người không chỉ có lương sản phẩm, ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác như: - Những ngày nghỉ phép, nghỉ chế độ theo luật định sẽ trả lương theo hệ số cơ bản - Nghỉ ốm, thai sản được hưởng theo chế độ BHXH do cơ quan bảo hiểm chi trả. - Trường hợp NLĐ được doanh nghiệp điều động đi công tác được công ty chi trả theo mức thu nhập bình quân khối sản xuất trong tháng và số ngày đi công tác: TLsp LBQksx = TL®ksx Trong đó: TLsp : tổng lương sản phẩm TL®ksx : tổng số lao động khối sản xuất Tiền lương người lao động được hưởng trong các trường hợp trên gọi chung là lương thời gian (LTG). Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người lao động còn tham gia BHXH, bị trừ lương do vị phạm kỷ luật... những khoản này sẽ bị trừ vào tiền lương hàng tháng, gọi chung là Khoản người lao động phải trả (NLĐPT). Như vậy, tổng thu nhập của người lao động được tính như sau: TN = LSP + LTG + NL§PT Ví dụ tiền lương của công nhân Hoàng Thế Truyền thuộc Tổ chữ ảnh vi tính được xác định như sau: Hệ số bình xét của các thành viên trong Tổ chữ ảnh vi tính theo thứ tự bảng lương (biểu 8) lần lượt là 7,35; 5,4; 4,1; 4,57; 4,7; 4,7; 4,05; 3,9; 3,2; 3,17. Theo công thức trên, ta sẽ tính được tổng ngày công quy đổi của Tổ chữ ảnh vi tính là: QL TNCQ§ §GNCQ§ =
  • 28. 28 7,35 x 16 + 5,4 x 16 + 4,1 x 16 + 4,57 x 16 + 4,7 x 16 + 4,7 x 16 + 4,05 x 18 + 3,9x 18+ 3,2 x 21 + 3,17 x 21 = 770,47 Lương sản phẩm của Tổ như trên tính là 106.676.459 đ Đơn giá lương sản phẩm của Tổ là: Anh Truyền có hệ số bình xét là 4,57, số ngày làm việc thực tế là 16. Vậy lương sản phẩm của anh là: 138.456 x 4,57 x 16 = 10.124.000 đ Hệ số lương cấp bậc của anh Truyền là 4,4 và anh có 22 - 16 = 6 ngày hưởng lương cấp bậc được tính như sau: 4,4 x 730.000 x 6 22 Căn cứ vào bảng đề nghị hưởng lương ngày 02/09 (biểu 7), theo quy định, anh Truyền còn được hưởng 100.000đ tiền lương đi làm ngày 02/09. Vậy lương thời gian của anh là 876.000 + 100.000 = 976.000 đ Căn cứ hệ số lương cấp bậc của anh Truyền thì số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải khấu trừ vào lương của anh là: 4,4 x 730.000 x 8,5% = 273.000 đ Tổng thu nhập của anh là TN = LSP + LTG + NL§PT = 10.124.000 + 976.000 + 273.000 = 11.373.000 đ Trong tháng, công ty đã tạm ứng cho anh 2 lần tiền lương, mỗi lần 500.000 tổng cộng số tiền là 1.000.000 Số tiền còn phải thanh toán cho anh Truyền là: 11.373.000 - 273.000 - 1.000.000 = 10.100.000 đ Tương tự như vậy, nhân viên lương của Tổ chữ ảnh vi tính sẽ tính được lương cho cả tổ và có bảng Lương Tổ chữ ảnh vi tính như biểu 5 Theo đó, kế toán Lương và BHXH của phòng Kế toán sẽ lên bảng quyết toán lương cho Tổ chữ ảnh vi tính theo biểu 9 106.676.459 770,47 = 138.456 đ = 876.000 đ
  • 29. 29 Biểu 7: Giấy đề nghị hưởng lương ngày 02/09
  • 30. 30 Biểu 8: bảng Lương Tổ chữ ảnh vi tính
  • 31. 31 Biểu 9: bảng Quyết toán lương cho Tổ chữ ảnh vi tính
  • 32. 32 Đối với các phân xưởng khác, việc xác định quỹ tiền lương cũng tương tự như vậy: PX máy cuốn: từ Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi, bảng theo dõi lên khuôn bản CTP, bảng tổng hợp đề nghị thanh toán thuê ngoài gia công lồng sản phẩm, và tiền vệ sinh công nhật, tiền bảo dưỡng máy định kỳ, tạo nên Lương sản phẩm của phân xưởng Máy cuốn 105.563.537. Kế toán lương tổng hợp Bảng lương của phân xưởng gửi lên để lập bảng Quyết toán lương phân xưởng Máy cuốn, trong đó Lương thời gian = 12.791.000. Tổ giao báo: lương của tổ giao báo được xác định trên kết quả lao động của phân xưởng máy cuốn. Do đó, từ các chứng từ lao động của phân xưởng Máy cuốn, kế toán xác định Lương sản phẩm của tổ giao báo là 18.435.485. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của phân xưởng gửi lên để lập bảng Quyết toán lương tổ giao báo, trong đó Lương thời gian = 5.837.900. Tổ in POD: căn cứ Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời của tổ POD và Bảng tổng hợp sản lượng trang in của tổ in Kỹ thuật số , tính Lương sản phẩm của tổ in POD = 36.438.120 + 4.480.000 = 40.918.120. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ in POD, trong đó Lương thời gian = 5.639.589. Tổ đóng xén liên hoàn: căn cứ Phiếu ghi sản xuất sản phẩm, kế toán tính Lương sản phẩm của tổ đóng xén liên hoàn = 1.856.760. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ đóng xén liên hoàn, trong đó Lương thời gian = 8.602.240. Tổ máy dao: căn cứ phiếu ghi Công việc máy cắt – máy dao, kế toán tính được Lương sản phẩm của tổ máy dao = 532.600. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ máy dao, trong đó Lương thời gian = 5.205.200. Tổ giao nhận sách: căn cứ Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm, kế toán tính được Lương sản phẩm của tổ giao nhận sách = 339.800. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ giao nhận sách, trong đó Lương thời gian = 2.543.700. Tổ bốc vác: căn cứ Phiếu thanh toán bốc xếp, kế toán tính được Lương sản phẩm của tổ bốc vác = 5.269.800. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của tổ gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của tổ bốc vác, trong đó Lương thời gian = 2.599.600. Cán bộ phân xưởng sách: lương được tính theo hệ số trên doanh thu sản phẩm của Phân xưởng sách, kế toán tính được Lương sảnphẩm của Cán bộ phân
  • 33. 33 xưởng sách = 680.159. Kế toán lương tổng hợp bảng lương của phân xưởng gửi lên để lập bảng Quyết toán lương của cán bộ phân xưởng sách, trong đó Lương thời gian = 3.327.541. 3.2 Phương pháp xác định quỹ tiền lương các phòng ban nghiệp vụ Quỹ tiền lương của các phòng ban chức năng, cũng như khối sản xuất gồm 2 loại lương là lương sản phẩm và lương thời gian. Lương sản phẩm được xác định theo lương sản phẩm của khối sản xuất, lương thời gian được tính theo số ngày nghỉ chế độ thực tế và các phụ cấp khác mà nhân viên văn phòng được hưởng. Phòng Kế toán – Tài chính sau khi tính được quỹ lương sản phẩm cho khối phòng ban sẽ gửi số liệu lương sản phẩm mà mỗi phòng ban được hưởng để nhân viên lương của phòng đó tiến hành chia lương sản phẩm và tính lương thời gian của từng thành viên. Sau đó nhân viên lương của phòng nộp lại số liệu đã tính toán lên phòng Kế toán – Tài chính để tổng hợp số liệu cho toàn đơn vị. Trong tháng, công ty tạm ứng lương 2 lần vào ngày 1 và ngày 10 hàng tháng (biểu 1). Việc quyết toán số tiền lương còn lại được thực hiện vào ngày 10 tháng sau. Việc trả lương được trả cho đại diện của mỗi bộ phận (thường là tổ trưởng) số tiền lương của cả bộ phận mình. Sau đây là cách tính lương cho mỗi phòng ban nghiệp vụ: Tổng quỹ lương sản phẩm của bộ phận các phòng ban được tính trên cơ sở mức lương bình quân của khối sản xuất và tổng số lao động hợp lý của các phòng nghiệp vụ, được xác định theo công thức sau : QLkgt = K x LBQktt x L§kgt Trong đó : QLkgt : là quỹ lương khối gián tiếp K: là hệ số điều chỉnh khi cần bảo đảm sự tương quan thu nhập giữa hai khối sản xuất và khối gián tiếp LBQktt : là tiền lương bình quân khối sản xuất L§kgt : là tổng số lao động khối gián tiếp Với: s Tiến hành chia tổng quỹ lương khối gián tiếp cho các phòng ban căn cứ theo: - Lao động của mỗi phòng. - Hệ số lương định mức của CBCNV trong phòng. Trong đó, cách xác định số lao động được tiến hành như sau: Phòng Tổ chức – Hành chính: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng Các phòng ban khác: 1 trưởng phòng (không có phó phòng) Số lượng các chức danh nhân viên xếp vào 3 nhóm: Tổng QLktt Tổng LĐktt LBQktt =
  • 34. 34 - Nhóm chức danh 1: kỹ sư, cử nhân, chuyên viên và các chức danh có thang lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm từ 2,34 trở lên. - Nhóm chức danh 2: cán sự, kỹ thuật viên, thủ kho, các chức danh khác có thang lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm từ 1,80 đến dưới 2,34. - Nhóm chức danh 3: nhân viên văn thư, phục vụ, các chức danh có thang lương tương đương có hệ số lương bậc khởi điểm dưới 1,80. Cách xác định hệ số lương định mức của các chức danh: Căn cứ theo nhiệm vụ được giao, yêu cầu của chức danh về trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm, có đưa ra hệ số lương định mức như sau: - Chức danh trưởng phòng: Hệ số Htp = 1,5 - Chức danh phó phòng: Hệ số Htp = 1,4 - Nhóm chức danh 1: Hệ số Htp = 1,1 - Nhóm chức danh 2: Hệ số Htp = 1,0 - Nhóm chức danh 3: Hệ số Htp = 0,9 Như vậy, căn cứ trên hệ số lương định mức quy định cho các chức danh ở mức trần trên, các phòng ban sẽ tiến hành chia lương sản phẩm dựa trên hệ số đó. Cách thức xác định tổng quỹ lương cho các phòng ban: Bước 1: tính tổng hệ số lương định mức của cả phòng (HSp) HSp = Htp + Hpp + ( Hn1 x L§n1) + ( Hn2 x L§n2 ) + ( Hn3 x L§n3 ) Trong đó: L§n1, L§n2, L§n3: là số lượng lao động thuộc nhóm 1,2,3 Bước 2: tính tổng hệ số lương định mức của cả khối gián tiếp (HSkgt) theo công thức: THSkgt = HSp1 + HSp2 + ..... + HSpn (n = 1,2,...,5) (HSp1, HSp2, ........,HSp5: là tổng hệ số của Phòng 1,2,...5) Bước 3: tính quỹ lương định mức của mỗi phòng (QLp) Ví dụ tiền lương sản phẩm của khối phòng ban nghiệp vụ, lương sản phẩm của phòng Tổ chức – Hành chính được xác định như sau: (biểu 10) Sau khi tính được Lương sản phẩm của từng bộ phận sản xuất, kế toán tổng hợp tổng Lương sản phẩm của cả khối sản xuất là 105.563.537 + 106.676.459 + 40.918.120 + 18.435.485 + 680.159 + 1.856.760 + 532.600 + 339.800 + 5.269.800 = 280.281.720 đ Khối sản xuất có tất cả 64 người. Vậy thu nhập sản phẩm bình quân khối sản xuất là: QLpi = x HSp (i = 1,2,....,5) THSkgt QLkgt
  • 35. 35 280.281.720 64 Khối phòng ban nghiệp vụ có tất cả 43 người. Theo công thức trên, quỹ lương sản phẩm của các phòng ban nghiệp vụ là 4.379.402 x 43 = 188.314.281 đ Tổng hệ số lương định mức của khối phòng ban là 58,842 Vậy đơn giá sản phẩm bình quân cho 1 hệ số lương định mức là: 188.314.281 58,842 Phòng Tổ chức – Hành chính có hệ số lương định mức của cả phòng là 13,60 Vậy quỹ lương sản phẩm của phòng Tổ chức – Hành chính là: 3.200.338 x 13,6 = 43.524.595 đ = 3.200.338 đ = 4.379.402 đ
  • 36. 36 Biểu 10:Lương sản phẩm của khối phòng ban nghiệp vụ
  • 37. 37 Phương pháp chia lương cụ thể trong từng đơn vị: Bước 1: tính ngày công quy đổi (NCQĐ) trên cơ sở hệ số định mức NCQ§i = HSi x NCi Trong đó : HSi : hệ số định mức của nhân viên i NCi: ngày công làm việc thực tế của nhân viên i Bước 2 : tính tổng ngày công quy đổi của đơn vị (TNCQĐ) TNCQ§ = NCQ§1 + NCQ§2 + ........ NCQ§n Trong đó : n là số thành viên trong đơn vị Bước 3 : tính đơn giá một ngày công quy đổi (ĐGNCQĐ) QL TNCQ§ Trong đó : QL : quỹ lương của đơn vị TNCQĐ : tổng ngày công quy đổi Bước 4 : tính mức lương sản phẩm của mỗi thành viên theo đơn giá 1 ngày công quy đổi và số ngày công quy đổi LSPi = §GNCQ§ x NCQ§i Như vậy, CBCNV các phòng ban hưởng lương sản phẩm căn cứ trên mức lương bình quân khối sản xuất, hay chính là căn cứ trên tổng số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. Ngoài tiền lương sản phẩm, CBCNV các phòng ban còn hưởng lương trong các trường hợp sau: -Nghỉ phép, chế độ theo luật định được hưởng lương cơ bản. -Nghỉ ốm đau, thai sản hưởng lương BHXH. -CBCNV được Công ty cử đi công tác được hưởng lương như đi làm bình thường. - Trường hợp làm vào 9 ngày nghỉ trong năm (không được nghỉ bù) sẽ được thanh toán lương theo Thỏa ước lao động tập thể. Tiền lương người lao động được hưởng trong các trường hợp trên gọi chung là lương thời gian (LTG). Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người lao động còn tham gia BHXH, bị trừ lương do vị phạm kỷ luật... những khoản này sẽ bị trừ vào tiền lương hàng tháng, gọi chung là Khoản người lao động phải trả (NLĐPT). Như vậy, tổng thu nhập của người lao động được tính như sau: TN = LSP + LTG + NL§PT Ví dụ xác định lương của chị Trần Thị Hạnh, phòng Tổ chức – Hành chính tháng 9/2010: Như trên tính được quỹ lương sản phẩm của phòng Tổ chức – Hành chính là 43.524.595 đ §GNCQ§ =
  • 38. 38 Phòng Tổ chức – Hành chính có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 8 người thuộc nhóm chức danh 1, 1 người thuộc nhóm chức danh 2, 1 người thuộc nhóm chức danh 3. Tổng ngày công quy đổi của phòng Tổ chức – Hành chính là: 1,5x18 + 1,1x21 + 1,1x17 + 1,1x21 + 1,1x20 + 1,1x21 + 1,1x20 + 1,1x21 +1,0x21 + 0,9x20 + 1,4x21 + 1,1x21 = 273,6 Đơn giá sản phẩm một ngày công quy đổi là Chị Hạnh có số ngày làm việc thực tế là 21 ngày, hệ số định mức của chị là 1,1. Vậy lương sản phẩm của chị Hạnh là: 159.081 x 21 x 1,1 = 3.674.774 đ Ngoài ra, chị Hạnh có 4 ngày nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội hưởng 75% lương cấp bậc, theo biểu 11, lương 4 ngày này sẽ do bảo hiểm xã hội chi trả số tiền là: Và chị có 1 ngày nghỉ lễ, tết hưởng lương cấp bậc Số tiền BHXH, BHYT, BHTN (8,5%) khấu trừ vào lương của chị Hạnh là 3,89 x 730.000 x 8,5% = 241.400 đ Vậy, tổng thu nhập của chị Hạnh trong tháng là TN = LSP + LTG + NL§PT = 3.674.774 + 327.700 + 129.100 + 241.400 =4.502.541đ = 159.081 đ43.524.595 273,6 = 327.700 đ 3,89 x 730000 x 4 x 75% 22 = 129.100 đ 3,89 x 730000 x 1 22
  • 39. 39 Biểu 11: Thông báo nghỉ hưởng chế độ BHXH Tương tự như vây, nhân viên lương của phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tính lương cho toàn bộ phòng mình và nộp lại số liệu cho phòng Kế toán theo biểu 12 Các phòng ban khác cũng làm tương tự như vậy và nộp số liệu lên phòng kế toán. Sau khi tổng hợp số liệu của cả 2 khối sản xuất và phòng ban nghiệp vụ, Kế toán lương và BHXH của phòng Kế toán – Tài chính lên Bảng tổng hợp quỹ lương của các đơn vị (biểu 13)
  • 40. 40 Biểu 12: bảng Lương của phòng Tổ chức – Hành chính
  • 41. 41 Biểu 13: Bảng tổng hợp quỹ lương của các đơn vị
  • 42. 42 4. Phương pháp xác định các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Mức đóng BHXH hàng tháng = HSL x MLmin x 22% Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 6% Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 16% Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung) Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHXH của cả công ty là 439,6 Vậy, số tiền BHXH khấu trừ vào lương của người lao động là 439,6 x 730.000 x 6% = 19.254.480 đ Số tiền BHXH mà doanh nghiệp đóng là 439,6 x 730.000 x 16% = 51.345.280 đ Mức đóng BHYT hàng tháng = HSL x MLmin x 4,5% Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 1,5% Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 3% Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp khu vực) Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHYT của cả công ty là 439,6. Vậy, số tiền BHYT khấu trừ vào lương của người lao động là 439,6 x 730.000 x 1,5% = 4.813.620 đ Số tiền BHYT mà doanh nghiệp đóng là 439,6 x 730.000 x 3% = 9.627.240 đ Mức đóng BHTN hàng tháng = HSL x MLmin x 2% Trong đó, số tiền người lao động đóng = HSL x MLmin x 1% Số tiền doanh nghiệp đóng = HSL x MLmin x 1% Hệ số lương ở đây bao gồm hệ số lương cấp bậc và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung ) Ví dụ: tổng hệ số lương cơ bản và phụ cấp để tính trích BHTN của cả công ty là 439,6. Vậy, số tiền BHYT khấu trừ vào lương của người lao động là 439,6 x 730.000 x 1% = 3.209.080 đ Số tiền BHYT mà doanh nghiệp đóng là 439,6 x 730.000 x 1% = 3.209.080 đ
  • 43. 43 Mức đóng KPCĐ hàng tháng = tiền lương thực tế x 2% Ví dụ: tiền lương thực tế của người lao động là 499.207.200 đ. Số tiền KPCĐ mà doanh nghiệp đóng là 499.207.200 x 730.000 x 2% = 5.984.144đ II. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Chứng từ sử dụng Do quy trình công nghệ in ở công ty là một quá trình khép kín, liên tục, bao gồm nhiều công đoạn, giữa các bước có thể tiến hành độc lập, sản phẩm hoàn thành đa phần không nhập kho mà giao ngay cho khách hàng, do đó, ở mỗi công đoạn công ty sử dụng mỗi chứng từ riêng biệt để ghi nhận kết quả sản phẩm và thuận tiện cho công việc tính giá, tính lương cho người lao động. Đó là: - Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi (PX máy cuốn) - Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP (PX máy cuốn) - Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm (PX máy cuốn) - Bảng tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số (tổ in POD) - Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời (tổ in tờ rời) - Báo cáo nghiệm thu sản lượng in (PX chế bản) - Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử (tổ chữ ảnh vi tính) - Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế CTP của tổ chế bản điện tử (tổ chữ ảnh vi tính) - Phiếu ghi sản xuất sản phẩm (PX đóng xén liên hoàn) - Phiếu ghi công việc máy cắt – máy dao (PX máy dao) - Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm (giao nhận – PX sách) - Phiếu thanh toán bốc xếp (tổ vận chuyển) - Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết - Giấy đề nghị thanh toán - Thông báo nghỉ hưởng chế độ BHXH - Thông báo đóng BHYT, BHTN, BHXH của cơ quan Bảo hiểm 2. Tài khoản sử dụng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng 2 tài khoản là TK 334 và TK 338 TK 334 – Phải trả công nhân viên: là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty
  • 44. 44 về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất như lương, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2: TK 3341 - Phải trả công nhân viên TK 3348 - Phải trả người lao động khác Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác- là tài khoản dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác như số tiền trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; các khoản khấu trừ vào lương và các khoản phải trả, phải nộp khác. TK 338 sử dụng các tài khoản cấp 2 sau: TK 3382 - Kinh phí công đoàn. TK 3383 - Bảo hiểm xã hội. TK 3384 - Bảo hiểm y tế TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác. TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, kế toán tiền lương còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - Chi phí sản xuất chung TK 642 - Chi phí quản lý TK 111 - Tiền mặt TK 112 - Tiền gửi ngân hàng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3. Phương pháp kế toán 3.1. Phương pháp kế toán tiền lương Sau khi xác định được quỹ tiền lương trong tháng, kế toán Lương và các khoản trích theo lương thực hiện công việc cập nhật số liệu vào hệ thống phần mềm theo phần hành Kế toán chung. - Cuối mỗi tháng, sau khi tính ra tiền lương của khối sản xuất và các phòng ban, kế toán sẽ hạch toán tiền lương phải trả của 2 bộ phận đó Ví dụ: tháng 9/2010, hạch toán tiền lương vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, theo chứng từ số 06 và 07 như sau: Nợ TK 622: 294.778.858 Nợ TK 6421: 204.428.369 Có TK 3341: 499.207.227
  • 45. 45 Hình 2: Giao diện màn hình chứng từ tiền lương số 06 Hình 3: Giao diện màn hình chứng từ tiền lương số 07
  • 46. 46 - Hàng tháng, sau khi tính ra lương, kế toán tiến hành khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên, người lao động 5% BHXH, 2.5% BHYT, 1% BHTN Ví dụ, tháng 9/2010, căn cứ vào lương của 2 khối sản xuất và văn phòng, kế toán khấu trừ vào lương của CBCNV và người lao động và hạch toán như sau: Nợ TK 3341: 24.762.800 Có TK 3383: 3.095.350 Có TK 3383: 6.190.700 Có TK 3383: 15.476.750 - Ngoài ra, kế toán còn tiến hành khấu trừ vào lương của người lao động các khoản khác như trừ tiền nhà cơ quan. Ví dụ: Tháng 9/2010 trừ tiền nhà cơ quan vào lương tháng 9/2010 như sau: Nợ TK 3341: 55.900 Có TK 3388: 55.900 - Trong tháng, khi tạm ứng lương cho công nhân viên, kế toán hạch toán giảm các khoản phải trả công nhân viên. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi số 470 ngày 20/09 về tiền tạm ứng lương kỳ 2 tháng 9/2010 cho CBCNV số tiền 57.400.000, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 3341: 57.400.000 Có TK 111: 57.400.000 - Khi thanh quyết toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất như lương cho CBCNV và NLĐ, kế toán ghi giảm các khoản phải trả cho CBCNV và NLĐ Ví dụ: căn cứ phiếu chi số 505, ngày 11/10/2010 về quyết toán lương sản phẩm tháng 9/2010, kế toán định khoản: Nợ TK 3341: 435.053.573 Có TK 111: 435.053.573. Sau khi định khoản, tất cả các số liệu này được tự động cập nhật vào các sổ sách kế toán có liên quan: Sổ chứng từ tài khoản 3341 (Biểu 14), Sổ cái chi tiết TK 3341 (Biểu 15), và lên sổ tổng hợp trên Sổ cái tổng hợp tài khoản 3341 (Biểu 16).
  • 47. 47 Biểu 14: Sổ chứng từ tài khoản 3341
  • 48. 48 Biểu 15: Sổ cái chi tiết TK 3341
  • 49. 49 Biểu 16: Sổ cái tổng hợp tài khoản 3341
  • 50. 50 3.2 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương Sau khi xác định được các khoản trích theo lương trong tháng, kế toán Lương và các khoản trích theo lương thực hiện công việc cập nhật số liệu vào hệ thống phần mềm theo phần hành Kế toán chung. - Hàng tháng, căn cứ vào lương của CBCNV và NLĐ, kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí kinh doanh của công ty và vào lương của CBCNV và NLĐ Ví dụ: Tháng 9/2010, căn cứ vào lương của 2 khối sản xuất và văn phòng, kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí kinh doanh của công ty và khấu trừ vào lương của CBCNV và người lao động như sau: Khấu trừ 8,5% BHXH, BHYT, BHTN vào lương của CBCNV và người lao động : Nợ TK 3341: 24.762.800 Có TK 3383: 3.095.350 Có TK 3383: 6.190.700 Có TK 3383: 15.476.750 Trích 20% BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 622: 38.326.460 Nợ TK 6421: 26.579.300 Có TK 3383: 64.905.760 Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 622: 5.895.577 Nợ TK 6421: 4.088.567 Có TK 3382: 9.984.144
  • 51. 51 Hình 4: Giao diện màn hình chứng từ các khoản trích theo lương số 08 Hình 5: Giao diện màn hình chứng từ các khoản trích theo lương số 09
  • 52. 52 Hiện tại, toàn bộ các khoản trích và nộp bảo hiểm bao gồm BHXH, BHYT, BHTN (20%) vào chi phí kinh doanh đều được công ty hạch toán vào chung 1 tài khoản 3383 để làm giảm nhẹ công tác kế toán. - Trong tháng, khi phát sinh các trường hợp chi hộ BHXH như lương, các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng, trợ cấp 1 lần khi sinh con...kế toán sẽ ghi nhận chi hộ cho BHXH để trả cho người lao đông và tiến hành thanh toán các khoản đã chi hộ với cơ quan bảo hiểm Ví dụ: Tháng 09/2010, kế toán thanh toán chi hộ lương BHXH cho CBCNV của tháng 08/2010 theo phiếu chi số 459 ngày 10/09 khoản tiền 781.500 như sau: Nợ TK 3383: 781.500 Có TK 1111: 781.500 Ngày 25/10, cơ quan bảo hiểm quận Hoàn Kiếm thanh toán tiền ốm quý 3/2010 cho công ty bằng chuyển khoản theo giấy báo Có số 15 ngày 25/10 số tiền là 22.539.500. kế toán ghi nhận như sau: Nợ TK 1121: 22.539.500 Có TK 3383: 22.539.500 - Khi nộp các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý quỹ, kế toán ghi nhận số tiền đã nộp Ví dụ: Tháng 09/2010, kế toán chuyển nộp 28,5 % bảo hiểm cho bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm bằng chuyển khoản số tiền 90.000.000 theo giấy báo Nợ số 30 ngày 21/09 như sau: Nợ TK 3383: 90.000.000 Có TK 1121: 90.000.000 - Theo quy định, công ty được giữ lại 1% trong tổng 2% KPCĐ để chi tiêu tại đơn vị, 1% còn lại phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ cấp trên bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng. Ví dụ: Tháng 10/2010, công ty chi 1% tiền mặt kinh phí công đoàn trong tổng quỹ lương quý 4/2010 để hoạt động theo phiếu chi 498 ngày 06/10 và chuyển khoản nộp 1% KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ theo ủy nhiệm chi số 07 ngày 08/10 số tiền là 15.000.000. kế toán ghi nhận như sau: Nợ TK 3382: 30.000.000 Có TK 1111: 15.000.000 Có TK 1211: 15.000.000 - Ngoài ra, trong tháng còn phát sinh các khoản khác trừ vào lương của công nhân viên như tiền nhà cơ quan sẽ được hạch toán trên tài khoản 3388
  • 53. 53 Ví dụ: Hạch toán trừ tiền nhà cơ quan tháng 09/2010 vào lương của CBCNV số tiền 55.900 như sau Nợ TK 3388: 55.900 Có TK 3341: 55.900 Sau khi định khoản, tất cả các số liệu này được tự động cập nhật vào các sổ sách kế toán có liên quan: Sổ chứng từ tài khoản 3382 (Biểu 17), Sổ chứng từ tài khoản 3383 (Biểu 18), Sổ chứng từ tài khoản 3388 (Biểu 19), Sổ cái chi tiết TK 3388 (Biểu 20), và lên sổ tổng hợp trên Sổ cái tổng hợp tài khoản 338 (Biểu 21).
  • 54. 54 Biểu 17: Sổ chứng từ tài khoản 3382
  • 55. 55 Biểu 18: Sổ chứng từ tài khoản 3383
  • 56. 56 Biểu 19: Sổ chứng từ tài khoản 3388
  • 57. 57 Biểu 20: Sổ cái chi tiết TK 338
  • 58. 58 Biểu 21: Sổ cái tổng hợp tài khoản 338
  • 59. 59 4. Sổ sách kế toán Hiện tại, để phục vụ cho công tác tính toán, hạch toán và theo dõi tiền lương, công ty sử dụng các loại sổ sau: - Sổ chứng từ tài khoản 3341 - Sổ cái chi tiết tài khoản 334 - Sổ cái tổng hợp TK 334 - Sổ chứng từ tài khoản 3382, 3383, 3388 - Sổ cái chi tiết tài khoản 338 - Sổ cái tổng hợp tài khoản 338 III. Nhận xét về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội 1. Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán và sắp xếp công việc: công việc kế toán cho công ty được phân công nhiệm vụ cho từng thành viên rất rõ ràng, tạo sự chuyên môn hóa trong các phần hành kế toán và tạo nên sự phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong công việc, giúp cho việc cập nhập, tính toán các số liệu và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ: hệ thống chứng từ tương đối đầy đủ, đảm bảo theo dõi toàn bộ quá trình làm việc và khối lượng công việc hoàn thành. Việc luân chuyển chứng từ khá tuần tự, hợp lý và chính xác theo trình tự kế toán tạo thuận tiện cho việc tính lương nhanh chóng, đầy đủ. Về sổ sách kế toán: tương đối đầy đủ, kết cấu sổ tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo theo dõi chi tiết phát sinh trong kỳ về sản xuất kinh doanh Về hạch toán: nhờ sự trợ giúp của hệ thống máy tính và phần mềm máy tính mà việc ghi chép, tính toán, phản ánh công việc kế toán đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình hiện có cũng như sự biến động về tiền lương và các khoản trích theo lương. Về hình thức trả lương: công ty áp dụng chế độ chia lương khoán sản phẩm, làm cho người lao động quan tâm đến khối lượng công việc, chất lượng sản phẩm, có động lực thúc đẩy hoàn thành khối lượng lao động, nâng cao năng suất lao động. Về công tác chi trả lương: công ty áp dụng việc tạm ứng lương 2 lần trong kỳ và quyết toán lương vào đầu tháng sau khá hợp lý, vừa kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trong công ty, vừa giúp người lao động quản lý tiền lương của họ và chi tiêu một cách hợp lý. Hiện tại, công ty thực hiện chi trả lương cho toàn phân xưởng, phòng ban rồi các phòng ban tự chia lương cho các thành viên và nộp lại số liệu
  • 60. 60 lương cho phòng kế toán làm giảm nhẹ công tác kế toán cho nhân viên trong phòng kế toán. Về việc tuân thủ pháp luật: Công ty đã tuân thủ, thực hiện tốt các quy định về chính sách, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm và các chế độ tài chính hiện hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn song vẫn đảm bảo tính pháp lý; cập nhật đầy đủ và áp dụng kịp thời, chính xác những thay đổi của nhà nước vào tình hình thực tiễn trong công ty. 2. Tồn tại Về tài khoản sử dụng: nhìn chung, công ty sử dụng các tài khoản là hợp lý, song có TK sử dụng chưa đúng theo quy định mặc dù việc sử dụng đó là sự vận dụng sáng tạo, linh động: công ty đã hạch toán toàn bộ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào tài khoản 3383. Về hạch toán: như đã nói ở trên, công ty còn chưa hạch toán đúng các khoản trích theo lương theo đúng chế độ quy định Về sổ sách sử dụng: hệ thống sổ sách còn chưa hợp lý: công ty sử dụng 2 sổ chi tiết là Sổ cái chi tiết và Sổ chứng từ có kết cấu và nội dung tương đối giống nhau, vừa tạo sự trùng lặp không cần thiết, vừa gây phức tạp trong việc theo dõi phát sinh trong tháng. Do đó, chỉ nên duy trì sử dụng một sổ chi tiết. Về công tác chi trả lương: việc trả lương cho toàn phân xưởng, phòng ban rồi các phòng tự chia lương cho các thành viên, tuy được sự thống nhất về số tiền lương và cách thức chi trả của tất cả các thành viên nhưng việc trả lương như vậy gây cản trở và thụ động cho phòng kế toán trong việc tính lương của từng người, lại làm tăng khối lượng công tác kế toán, do phải đợi các phòng ban chép tay, gửi lại sổ lương. Hơn thế nữa, với hình thức trả lương này, công ty phải chi lương bằng tiền mặt cho các phân xưởng, phòng ban, tạo nên sự di chuyển tiền mặt trong công ty tương đối lớn, lại phải rút tiền mặt từ ngân hàng về công ty và xuất quỹ trả tiền lương rồi chia lương cho từng người.. Vì vậy, xét trong tình hình hiện tại cùng với những định hướng, kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế của nhà nước, công ty nên chọn phương án khác thay thế cho việc trả tiền bằng tiền mặt đang áp dụng, mà sâu xa hơn là cách thức trả lương. Việc thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội: hiện nay, việc nộp các khoản tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm do phòng kế toán thực hiện, cụ thể là thủ quỹ, và việc so sánh đối chiếu việc thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội do phòng Tổ chức-Hành chính thực hiện. Tuy nhiên, 2 phòng còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thông tin đôi khi còn chưa được cập nhật một cách kịp thời, do đó ảnh hưởng không
  • 61. 61 nhỏ đến việc tính lương chế độ, trích bảo hiểm cho người lao động và tính chi phí lương trong doanh nghiệp. (Biểu 22) Về hệ thống máy tính trong việc thực hiện công tác kế toán: hiện tại công ty vẫn đang sử dụng hệ thống máy tính cũ mà khối lượng công tác tập hợp, tính lương của mỗi phân xưởng, phòng ban khá phức tạp, nên đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán.
  • 62. 62 Biểu 22: Thông báo đóng BHYT, BHTN, BHXH của cơ quan Bảo hiểm
  • 63. 63 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO NHÂN DÂN HÀ NỘI I. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất quan trọng và phức tạp, nó có mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố: kinh tế, chính trị- xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Đối với doanh nghiệp: mục tiêu chính của các doanh nghiệp luôn là tìm kiếm lợi nhuận, mà vấn đề cụ thể được các doanh nghiệp quan tâm đều là làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm, và nâng cao năng suất lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi chủ yếu và khá lớn ở nhiều doanh nghiệp, là một trong 3 yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và liên quan trực tiếp đến chi phí kinh doanh. Đối với người lao động, tiền lương là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là nguồn lợi kinh tế chủ yếu của người lao động. Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của tiền lương càng lớn. Với người lao động tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo, tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý mà không chú ý đến lợi ích cuả người lao động thì nguồn nhân lực đó sẽ cạn kiệt, giảm sút chất lượng, làm hạn chế động cơ cung ứng sức lao động. Đối với xã hội, tiền lương hay thu nhập, mức sống của người lao động là cơ sở đánh giá mức phát triển của con người trong xã hội, cũng như xã hội đó. Đối với nhà nước, kế toán lương chính xác giúp nhà nước thu được các khoản thu đầy đủ như BHXH, BHYT, KPCĐ, giúp người lao động được hưởng các lợi ích kịp thời, chính đáng, khích kệ tinh thần cho người lao động khi họ gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật, thai nghén... Chính vì vậy việc bố trí, sắp xếp lao động, chọn mức lương, hình thức trả lương, tính toán, và hạch toán lương cho người lao động một cách thoả đáng, hợp lý và chính xác sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí lao động từ đó mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được tốt và hiệu quả, mang lại lợi ích xứng đáng cho người lao động, thúc đầy và mang lại tinh thần nhân văn cho xã hội phát triển.
  • 64. 64 II. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện Với tình hình kinh tế, cơ chế quản lý và các chế độ, thể lệ kế toán hiện nay đòi hỏi việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương đáp ứng các yêu cầu và nguyên tắc sau: - Hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương phải dựa trên căn cứ có khoa học về nghiệp vụ kế toán, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức công tác kế toán. - Việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách kinh tế, các quy định về tiền lương, về hạch toán kế toán mà Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. - Các giải pháp nhằm hoàn thiện phải đạt được các mục đích yêu cầu về độ chính xác, tính hợp lý, đầy đủ, dễ hiểu, rõ ràng, đảm bảo cho việc luân chuyển chừng từ, đối chiếu số liệu dễ dàng, tiện cho việc theo dõi, kiểm tra đối với cả cấp trên và người lao động. - Việc hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách hữu ích nhất với thời gian và chi phí kế toán tiết kiện nhất, giảm được các phần việc không cần thiết, đồng thời không gây ảnh hưởng hoặc có thể tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong kế toán. Việc hoàn thiện kế toán lương và các khoản trích theo lương dựa vào các yêu cầu và nguyên tắc trên sẽ đảm bảo cho kế toán được hợp lý, khoa học, đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trong việc tính và hạch toán lương, phục vụ tốt cho quản trị doanh nghiệp. III. Các giải pháp kiến nghị 1. Giải pháp về hoàn thiện hạch toán và sử dụng hệ thống tài khoản Theo nguyên tắc, khi trích bảo hiểm y tế, kế toán phải hạch toán vào tài khoản 3384, bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào tài khoản 3389, nhưng hiện nay công ty hạch toán 2 khoản trên vào tài khoản 3383. Do đó, để theo dõi thuận tiện và hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán, Khi trích BHYT, kế toán ghi: Nợ TK 334 Nợ TK 622 Nợ TK 6421 Có TK 3383 Khi trích BHTN, kế toán ghi:
  • 65. 65 Nợ TK 334 Nợ TK 622 Nợ TK 6421 Có TK 3389 2. Giải pháp về việc hoàn thiện việc tính toán và chi trả lương. Như đã nói ở trên, hiện nay, phòng kế toán không tính và chi trả lương cho từng thành viên trong công ty (ngoại trừ Ban Giám đốc) mà chỉ tính lương và chi trả lương bằng tiền mặt cho toàn bộ một phân xưởng, một phòng ban. Sau đó các bộ phận tự chia lương cho các thành viên theo những căn cứ đã được thống nhất của cả bộ phận. Với việc tính và chi trả lương như vậy tạo ra nhiều khiếm khuyết trong hệ thống kế toán lương, BHXH và tính chi phí trong doanh nghiệp. Nhìn vào biểu 18, ta thấy tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN (28,5%) mà công ty khấu trừ vào lương và tính vào chi phí của doanh nghiệp là 69.708.604 (= 24.818.700 + 44.222.037+ 30.667.867), tuy nhiên nhìn vào bảng 19, thì tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN (28,5%) mà công ty phái trích đóng mà cơ quan BHXH đã tính toán phải là 90.961.363. Có thể thấy, do dự phối hợp thiếu chặt chẽ của phòng Kế toán – Tài chính và phòng Tổ chức – Hành chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự chênh lệch nói trên. Nếu bộ phận kế toán có sự phối hợp chặt chẽ với phòng Tổ chức – Hành chính, thông tin được cập nhật kịp thời, có chế độ theo dõi cụ thể hệ số lương cấp bậc, phụ cấp của từng người sẽ không xảy ra việc tính thiếu số tiền trên, cũng như tính chính xác số tiền chế độ cấp bậc của người lao động được hưởng trong tháng, từ đó tính đúng, khách quan tiền lương của mỗi người và tạo nên sự chính xác trong việc hạch toán chi phí của doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các cơ quan nhà nước. Sự chủ động trong việc tính lương như vậy giúp kế toán thuận tiện trong công tác chi trả lương thông qua hệ thống ngân hàng (trả lương qua thẻ), giảm thiểu đáng kể một khối lượng lớn tiền mặt thường xuyên lưu thông trong đơn vị, giảm thiểu những công việc kế toán không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực. Để khắc phục những nhược điểm trên, mỗi bộ phận nên có một bảng chấm công, để biết được số ngày thực tế làm việc của mỗi công nhân, hệ số cấp bậc, phụ cấp, BHXH, lương khác mà mỗi người được hưởng và phải có nghiã vụ nộp. Từ đó bộ phận kế toán sẽ chủ động và tạo nên tính khách quan trong việc tính lương, khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN), trả lương cho người lao động (trả qua thẻ), và thực hiện dễ dàng hơn các nghĩa vụ đối với nhà nước, cùng nhà nước thực hiện những chính sách đã đề ra (kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế,
  • 66. 66 kiểm soát số tiền lương thực tế của mỗi công dân và kiểm tra nghĩa vụ của mỗi công dân....). Công ty có thể sử dụng mẫu biểu Bảng chấm công dưới đây để tham khảo:
  • 67. 67 Biểu 23: mẫu Bảng chấm công
  • 68. 68 3. Giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống sổ sách sử dụng Công ty đã rất linh hoạt và chủ động trong việc xây dựng hệ thống sổ sách cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và hạch toán trong công ty, tuy nhiên việc sử dụng cả Sổ chứng từ và Sổ cái chi tiết cho cùng một tài khoản là không cần thiết, nó đều mang tính chất là sổ chi tiết cho một tài khoản. Để thuận tiện cho việc theo dõi, ta chỉ cẩn sử dụng một sổ chi tiết là Sổ cái chi tiết mà không sử dụng Sổ chứng từ đang dùng nữa. Sau đây là mẫu Sổ cái chi tiết mới mà công ty có thể tham khảo sử dụng: Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội SỔ CÁI CHI TIẾT Dư có (nợ) đầu kỳ: Tài khoản Phát sinh nợ: Từ ngày đến ngày Phát sinh có: Dư có (nợ) cuối kỳ: Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Ngày tháng Số Nợ Có A B D E 1 2 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG Biểu 24: mẫu Sổ cái chi tiết 4. Giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống máy tính Do những thay đổi và những nhược điểm đã nói ở phần trên, công ty In báo Nhân Dân Hà Nội và công ty thiết kế phần mềm kế toán cần có những trao đổi để có những ứng dụng mới, bổ sung, hỗ trợ, chỉnh sửa để thực hiện những thay đổi về hệ thống sổ sách, cách tính toán tạo sự dễ dàng và chính xác trong việc tính lương của từng phân xưởng, từng thành viên trong công ty và tính chi phí trong đơn vị.
  • 69. 69 Hơn thế nữa, công ty cần trang bị cho bộ máy kế toán hệ thống máy tính mới thay thế cho hệ thống máy tính cũ nhằm đáp ứng yêu cầu và phục vụ tốt cho khối lượng công việc mà kế toán phải thực hiện, tăng hiệu quả và năng suất lao động cho đội ngũ kế toán viên nói riêng, cho toàn công ty nói chung. IV. Các điều kiện thực hiện giải pháp Việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một yêu cầu tất yếu của Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Để hoàn thiện được công tác trên thì bên cạnh những quy định của Nhà nước phải thường xuyên có sự điều chỉnh để phù hợp với lợi ích của người lao động, với sự phát triển của xã hội, thì mỗi doanh nghiệp cũng phải chủ động, linh hoạt hoàn thiện mình. Do các giải pháp đặt ra không bị phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài nên nội bộ doanh nghiệp cần chủ động tự thay đổi mình, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban để công tác tính, hạch toán, đối chiếu, kiểm tra trong kế toán nói riêng và các bộ phận khác nói chung được dễ dàng, thuận tiện. Cấp trên phải thực sự quan tâm đến người lao động, đến lợi ích của người lao động, từ đó có sự theo dõi, kiểm tra công tác kế toán. Đội ngũ nhân viên kế toán cần phát huy tính năng động, nhanh nhẹn, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để tránh những sai sót không đáng có khi tính toán và hạch toán, nhằm đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động. Đối với những giải pháp cần sự kết hợp với các đơn vị bên ngoài, công ty cần chủ động đề nghị, nhiệt tình tham gia, phối hợp để tạo ra những sự biến đổi kịp thời, cần thiết phục vụ cho hoạt động của công ty mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và tốt nhất có thể. Việc tính, hạch toán lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động . Do đó việc hoàn thiện công việc này cần luôn được các doanh nghiệp đề cao xây dựng và thực sự thực thi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích xứng đáng và đầy đủ cho người lao động.
  • 70. 70 KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Việt Nam, thì tiền lương - lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít với nhau, mối quan hệ tương hỗ, qua lại. Do đó, hạch toán chính xác, đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương là tiền đề, là cơ sở để xác định chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, xác định thu nhập và phúc lợi mà người lao động được hưởng, đồng thời tạo điều kiện để thu nhập của công nhân viên ngày càng ổn định và tăng thêm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội, em thấy kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty đã thực hiện khá đầy đủ và chính xác các cơ chế chính sách của Nhà nước, cũng như đáp ứng được một cách tương đối thực tế tình hình nền kinh tế hiện nay. Việc hạch toán, quản lý, tương đối rõ ràng, chặt chẽ do đó đảm bảo cho việc theo dõi, kiểm tra tình hình lương, thu nhập của người lao động và chi phí của công ty. Báo cáo thực tập này được em trình bày bằng những kiến thức của mình đã được học tập ở trường và những kinh nghiệm trong kỳ thực tập vừa qua. Những phân tích, đề xuất trên đây với góc nhìn của một sinh viên thực tập tại công ty mà hoạt động kinh doanh mang tính chất đặc thù, giữa kiến thức được học với thực tiễn còn có một khoảng cách, do vậy, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa trọn vẹn, em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp và giúp đỡ sửa chữa của các thầy các cô để bài viết của em thêm hoàn thiện. Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Công ty in báo Nhân Dân Hà Nội, chú Nguyễn Tạo Hữu – Trưởng phòng Tài chính – Kế toán đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2011 Sinh viên
  • 71. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, 2007. 2. PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, Giáo trình Kế toán Thuế, NXB Tài chính, 2007. 3. PGS.TS Phạm Quang, Bài tập Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân, 2007. 4. Bộ Tài chính, Chế độ Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2007. 5. TS Trương Thị Thủy, Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2007. 6. Quyết định 15/ 2006 QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2006. 7. http://www.in-nhandan.vn 8. http://nghiepvuketoan.vn 9. http://thaybauthkt.com 10. http://camnangketoan.com 11.http://webketoan.webs.com 12.http://ketoanthue.vn 13.http://www.webketoan.vn 14.http://www.ketoanmay.com 15.http://www.ketoan.hay.vn 16.http://www.kiemtoan.com.vn 17.http://www.tapchiketoan.com 18.http://www.hoiketoan.net